Tính Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Phải Nộp
Căn cứ Điều 8 Thông tư 78/2014/TT-BTC một số khoản được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 151/2014/TT-BTC, Thông tư 96/2015/TT-BTC, doanh nghiệp có thu nhập thuộc những trường hợp sau thì được miễn thuế TNDN, cụ thể:
Đại lý thuế là gì? Điều kiện để trở thành đại lý thuế?
Căn cứ theo quy định tại Điều 101 Luật Quản lý thuế 2019 về tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thuế cụ thể như sau:
Theo đó, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế (gọi tắt là đại lý thuế) là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, thực hiện các dịch vụ theo thỏa thuận với người nộp thuế.
Bên cạnh đó, về điều kiện trở thành đại lý thuế được quy định tại Điều 102 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
Đại lý thuế khi kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế phải đáp ứng đủ điều kiện sau:
(1) Là doanh nghiệp thành lập theo quy định pháp luật;
(2) Có ít nhất 02 người làm việc toàn thời gian được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.
Đại lý thuế có phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp không? (Hình từ internet)
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ Điều 6 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, Điều 5 Nghị định 218/2013/NĐ-CP, thuế TNDN được tính như sau:
Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế trong kỳ x Thuế suất [1]
Như vậy, để tính được số thuế phải nộp cần phải biết thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định [2]
Trong đó, thu nhập chịu thuế TNDN được xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác [3]
Căn cứ Điều 10, Điều 13 và Điều 14 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2013 và Điều 10 Nghị định 218/2013/NĐ-CP, mức thuế suất thuế TNDN là 20%.
Ngoài ra, còn nhiều trường hợp áp dụng mức thuế suất cao hơn như doanh nghiệp hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam hoặc áp dụng thuế suất ưu đãi như doanh nghiệp công nghệ cao nên mức nộp thấp hơn.
Xem chi tiết: Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Về lý thuyết thuế TNDN được tính theo các bước sau:
Bước 1: Tính doanh thu trong kỳ tính thuế, chi phí được trừ, các khoản thu nhập khác
Bước 2: Tính thu nhập chịu thuế theo công thức [3]
Bước 3: Tính thu nhập được miễn thuế, các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định
Bước 4: Tính thu nhập tính thuế TNDN theo công thức [2]
Bước 5: Tính tính thuế TNDN phải nộp theo công thức [1]
Lưu ý: Trên đây chỉ là quy trình tính thuế TNDN theo quy định của pháp luật, trên thực tế kế toán nhập dữ liệu trên phần mềm mà doanh nghiệp đang sử dụng và gửi cho cơ quan thuế sẽ cần nhiều thao tác phức tạp hơn.
Xem thêm: Đề xuất sửa quy định tạm nộp 75% thuế thu nhập doanh nghiệp
Những đối tượng phải nộp thuế TNDN:
Các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập phải chịu thuế theo quy định của Luật Thuế Thu nhập Doanh nghiệp (gọi chung là doanh nghiệp), bao gồm:
Các doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế phải nộp thuế TNDN theo các quy định sau đây:
Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là nơi mà doanh nghiệp này thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Điều này có thể bao gồm:
Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Khi nhắc đến thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) thì hầu hết mọi người đều biết người nộp thuế là doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây chỉ là hiểu biết mang tính khái quát nhất, bởi lẽ bên cạnh doanh nghiệp là đối tượng chính thì người nộp thuế TNDN còn gồm một số đối tượng khác.
Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, sửa đổi, bổ sung 2013 quy định người nộp thuế TNDN gồm các đối tượng sau:
* Người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sau đây gọi chung là doanh nghiệp), gồm:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
- Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã.
- Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
* Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế phải nộp thuế TNDN như sau:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam.
- Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó.
- Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú.
- Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
* Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, gồm:
- Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, mỏ dầu, mỏ khí, mỏ hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;
- Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;
- Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hoặc tổ chức, cá nhân khác;
- Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;
- Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
Xem thêm: Doanh nghiệp bị phạt nếu hiệu quả kinh doanh quý 4 tăng mạnh?
Thời hạn khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019, thời hạn khai, nộp và quyết toán thuế TNDN như sau:
- Thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính hàng quý: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
- Thời hạn nộp sơ quyết toán thuế năm: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
Trên đây là những quy định cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp mà kế toán, doanh nghiệp cần nắm rõ trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Nếu có vướng mắc hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 để được tư vấn. Ngoài ra để hiểu thêm về thuế là gì, bạn đọc có thể tham khảo bài viết: Thuế là gì? Cá nhân, tổ chức phải gánh những loại thuế gì?
Cách xác định doanh thu tính thuế:
Theo Điều 8 của Nghị định 218/2013/NĐ-CP, doanh thu tính thuế Thu nhập Doanh nghiệp (TNDN) được quy định như sau:
Đối với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế khi kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng, doanh thu tính thuế TNDN chỉ bao gồm doanh thu không kèm thuế giá trị gia tăng.
Đối với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng khi kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng, doanh thu tính thuế TNDN bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.
Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với dịch vụ là khi dịch vụ được cung cấp hoàn chỉnh cho người mua hoặc khi hóa đơn cung cấp dịch vụ được lập.
Thời hạn khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) được quy định như sau theo Điều 44 của Luật Quản lý thuế 2019: