Bên cạnh thắng cảnh đẹp và cụm di tích lịch sử nổi tiếng, Thổ Nhĩ Kỳ còn vô số điều hay ho thú vị. Bạn muốn biết thêm về Thổ Nhĩ Kỳ? Dưới đây là 15 điều lạ kỳ về đất nước này có thể bạn chưa biết.

Đấu vật dầu olive Kirkpinar là môn thể thao quốc gia

Nếu như Anh có bóng đá, Tây Ban Nha có đấu bò tót thì Thổ Nhĩ Kỳ có đấu vật dầu olive. Cảnh tượng hai người đàn ông cồng kềnh cởi trần, chỉ mặc một cái quần ống túm được may bằng da trâu hoặc bò, sau đó nhúng dầu ô liu khắp người và vật lộn dưới ánh mặt trời nóng bỏng của Thracian là một cảnh tượng đáng chú ý của truyền thống thể thao 658 tuổi. Các giải đấu vật lạc đà, được tổ chức trên khắp vùng Aegean vào mùa đông và đấu vật bò tót gần Biển Đen, cũng rất phổ biến.

Nhìn có vẻ “khó nuốt”, nhưng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ khá dễ học

Nhìn có vẻ khó đọc khó viết, nhưng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ dễ học hơn bạn nghĩ. Sau một cuộc cải cách ngôn ngữ vào những năm 1920 đã đơn giản hóa từ vựng và chuyển từ chữ viết Ả Rập sang bảng chữ cái Latinh. Tại sao bạn không thử đăng ký học ngay hôm nay để chuyến du lịch Thổ Nhĩ Kỳ thú vị hơn nhỉ?

Một trong những bãi biển rùa biển nguyên sinh Địa Trung Hải ở đây

Bãi biển İztuzu, phía tây Fethiye, là nơi sinh sản chính của loài rùa biển đang có nguy cơ tuyệt chủng. Từ giữa tháng Năm và tháng Mười, những con rùa trèo lên bờ để đẻ một thế hệ mới. Bãi biển chứa khoảng 300 tổ rùa mỗi năm và các quy định của chính phủ đã thành công trong việc cân bằng du lịch với nhu cầu bảo vệ và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này. Patara là bãi biển dài nhất trên Địa Trung Hải với khoảng 20km của những cồn cát trắng nguyên sơ.

Thổ Nhĩ Kỳ có hơn 130 đỉnh núi cao từ 3,000 mét

Bên cạnh khí hậu ven biển tuyệt vời, Thổ Nhĩ Kỳ là nơi có những dãy núi ngoạn mục và vào mùa đông bạn có thể khám phá gần một chục khu nghỉ mát trên đây. Dãy núi Palandöken ở tỉnh Erzurum phía đông Thổ Nhĩ Kỳ là dãy núi cao nhất với độ cao 3,125 mét) với đường trượt tuyết tự nhiên dài nhất châu Âu.

Cứ sau 10 ngày, một loại thực vật mới được phát hiện

10.000 cây và 80.000 loài động vật giúp Thổ Nhĩ Kỳ liên tục xếp hạng cao trong số 35 điểm nóng đa dạng sinh học trên thế giới. Những người yêu thiên nhiên có thể ghé thăm 6 khu bảo tồn chim để ngắm nhìn đến 475 loài chim tương đương 5% của sự đa dạng toàn cầu. Nó cũng là một nơi tuyệt vời cho những người yêu hoa – để ngắm những loài thực vật bản địa nổi bật như hoa Vương miện Hoàng đế (Fritillaria royalialis).

Bạn có thể băng qua các lục địa dưới lòng đất

Istanbul là một trong những thành phố lớn nhất châu Âu, với một nửa diện tích mở rộng sang châu Á. Làm sao để di chuyển giữa các lục địa dễ dàng? Hãy đi Tünel – tuyến đường ray ngầm đô thị cổ nhất đồng thời là tuyến đường sắt ngầm đô thị đầu tiên ở lục địa châu Âu. Được khai trương vào ngày 17/1/1875 và ngày nay, nó vẫn còn hoạt động giữa các khu vực Karaköy và Beyoglu. Tünel là tuyến đường sắt lâu đời thứ hai chạy liên tục sau Luân Đôn. Ngày 29/10/2013, Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức khai trương tuyến đường sắt "Marmaray" chạy ngầm xuyên qua eo biển Bosphorus.

Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những đất nước tiêu thụ nhiều trà nhất

Bạn có biết rằng khoảng 96% tổng dân số uống ít nhất 1 tách trà mỗi ngày? Ước tính rằng người Thổ Nhĩ Kỳ tiêu thụ 3 kg trà mỗi người một năm. Vì vậy, nếu bạn ghé thăm Thổ Nhĩ Kỳ, thì bạn không nên bỏ lỡ trải nghiệm trà truyền thống!.

Bạn có thể tham gia các tour du lịch Châu Âu khám phá các nước Châu Âu nhé!

Chưa đầy một năm, vùng biển sát bờ ở Cát Hải được bồi đất, nhà máy 335 ha mọc lên và chuẩn bị ra đời xe máy, ôtô.

Trung tuần tháng 9, giữa trưa nắng vàng cùng gió lộng ven biển đảo Cát Hải (Hải Phòng), chiếc xe khách 29 chỗ chở nhân viên về khu nhà xưởng sau giờ ăn trưa. Gần đó, một nhóm khác châm thuốc tranh thủ trước khi vào ca chiều. Trên xe và dưới đất, tất cả đều là người nước ngoài.

Trong phòng họp, người đứng ra giới thiệu chung về nhà máy VinFast cho báo chí cũng là một sếp Tây. Khung cảnh khiến dễ khiến người ta liên tưởng tới một nhà máy ở Âu, Mỹ. Lao động cho nhà máy có gần 20 quốc tịch.

Nhưng ngay cả những người từng làm ở GM, BMW cũng khó mường tượng về một công trường tại đất nước đang phát triển, lại xây dựng nhanh như vậy. Tốc độ bằng nửa, thậm chí một phần ba thông thường. Với các hãng lớn, phát triển mẫu xe mất 3-4 năm.

Nhà máy VinFast hiện nay và mảnh đất trống một năm trước (ảnh chụp màn hình).

Một năm trước, ngày 2/9/2017, chiếc Land Cruiser chở Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sau khi dự lễ thông cầu Tân Vũ - Lạch Huyện chạy thẳng sang đảo Cát Hải để chứng kiến một sự kiện khác - khởi công xây dựng nhà máy VinFast. Từ đất liền, qua cây cầu vượt biển dài nhất Đông Nam Á là nhà máy ôtô tầm cỡ mang thương hiệu Việt.

Ở lễ khánh thành nhà máy Mazda thứ hai của Trường Hải hồi tháng 5/2018, Thủ tướng nhấn mạnh cùng với Chu Lai và Ninh Bình (nơi có Trường Hải và Hyundai Thành Công), thì Đình Vũ có VinFast là cái tên thứ 3 tạo nên thế kiềng ba chân cho ngành công nghiệp ôtô Việt.

Những kỳ vọng của Chính phủ đang dần hiện thực hóa. Một năm trước, ven con đường đôi nối biển chỉ là những triền cát với những tấm băng rôn, cờ chào mừng khởi công. Một năm sau, nơi đây hiện lên cổng chào cỡ lớn, nhà điều hành như một hội trường opera và phía sau là xưởng xe máy, ôtô, đường thử đang hoàn thiện ngày đêm. Trên Google Maps, vị trí xưởng ôtô còn chưa được cập nhật, chỉ là một chấm xanh rơi giữa biển nước.

Tổng diện tích của VinFast là 335 ha. Trong ngành ôtô, con số này đứng thứ 3 trên thế giới, sau nhà máy của Volkswagen ở Wolfsburg, Đức (650 ha) và Hyundai ở Usan, Hàn Quốc (502 ha), theo Polular Mechanics. Hãng xe của Vingroup vừa xây nhà máy, vừa phát triển xe, để tận dụng triệt để thời gian. Nhà xưởng hoàn thiện cũng là lúc có xe để lắp ráp.

Để làm được điều này, nhà máy tự động phần lớn các công đoạn, riêng xưởng hàn ôtô có 1.200 robot và có những điểm khác biệt. Một trưởng phòng thiết bị phân xưởng xe máy điện cho biết, dây chuyền của VinFast theo tiêu chuẩn châu Âu, có những điểm cải tiến so với nhà máy một hãng xe Nhật anh từng làm.

Ví dụ ở vị trí công nhân đứng sẽ có băng chuyền 3,5 m, kéo công nhân đi theo tốc độ di chuyển của thân xe. Nhờ đó, công nhân tập trung vào lắp ráp mà không phải chạy theo như các nhà máy khác. Một chi tiết khác là súng siết ốc thường phải gắn vào dây thì súng của VinFast điều khiển điện tử, chạy bằng pin và quản lý lực siết bằng máy.

Robot chờ lắp đặt trong xưởng ôtô. Ảnh: Auto Motor und Sport.

Dây chuyền lắp ráp được mua từ Nhật Bản. Nhà cung cấp cho biết để hoàn thiện cần khoảng 2 năm, nhưng với khách hàng VinFast, con số này rút xuống khoảng 8-9 tháng. Cả xưởng xe máy chỉ khoảng 200 nhân công, các công đoạn tự động hóa tối đa.

Nhiều chuyên gia trong ngành bất ngờ với quy mô và tư duy "làm lớn" của tỷ phú Vượng. Thông thường, khi đạt số lượng lớn và ổn định về sản xuất, hãng xe mới nghĩ tới việc mở trường đào tạo học viên. Ví như Trường Hải thành lập năm 1997, tới năm 2010 mới mở trường cao đẳng nghề. Nhưng VinFast làm luôn. Nhà điều hành tại Cát Hải cũng là nơi có trung tâm đào tạo. Mọi học viên đều miễn phí và khi tốt nghiệp, có thể chọn làm cho VinFast hoặc đi nơi khác, không phải hoàn trả chi phí đào tạo.

Cách đặt tên các phòng họp Hải Phòng, Phú Quốc, Nha Trang... thuần Việt. Trong khi đó, các phòng học, thực hành lại có tên các nhà phát minh như James Watt, Isaac Newton, hướng tới tinh thần sáng tạo.

Tháng 3/2019, những chiếc ôtô VinFast đầu tiên sẽ được lắp trên đảo Cát Hải. Trước đó, cuối năm nay xe máy thị trường sẽ ra thị trường. Hàng trăm bộ khung đang chờ hoàn thiện tại xưởng sơn. Trên nền nhà xưởng ôtô, robot đang ngổn ngang, sắp vào vị trí.

Thực tế, với dự tính của hãng xe Việt, công suất sản xuất khoảng 38 xe/giờ, thấp hơn mức trung bình của thế giới. Rõ ràng VinFast cần cải thiện nhiều thứ để đạt đến con số 60 xe hoàn thiện mỗi giờ ở nhà máy.

Trên bản đồ, nhà máy của VinFast vẫn chỉ là chấm xanh giữa biển.

Những điều "khó tin" trong ngành bốn bánh, nhiều chuyên gia cho rằng chỉ có Vingroup mới có thể làm được, ít nhất là ở tiềm lực tài chính. Đầu tư số tiền lớn trong khi thị trường chưa nội địa chưa lớn, hãng có thể mất nhiều năm để thu hồi vốn, chưa tính tới chuyện có lãi. Để đi đường dài, nhà đầu tư phải thật trường vốn, đồng thời hoạt động sản xuất nhận nhiều ưu đãi của Chính phủ.

Vingroup vốn không có kinh nghiệm trong ngành công nghiệp cơ khí hay điện tử, vì vậy con đường khởi nghiệp sẽ không giống những niềm tự hào dân tộc như Hyundai hay Toyota, vốn đi lên từ cơ khí. Cách ngắn nhất để bắt kịp công nghệ của thế giới, là đi mua.

"Ôtô là cuộc chơi dài hạn, sản xuất ra chiếc xe mới không khó nếu nguồn vốn khổng lồ, nhưng để 5-10 năm sau xe vẫn ổn định, mọi hoạt động bán hàng, dịch vụ, nghiên cứu phát triển mang lại yên tâm cho khách mới là vấn đề", một sếp lớn từng làm ở các hãng xe sang cho biết. Vị này lấy ví dụ, cùng một sản phẩm, ở thế hệ trước rất được yêu thích, nhưng chưa hẳn thế hệ sau đã làm tốt.

Những nghi ngại của người trong ngành là có cơ sở. Hơn 20 năm nay, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam vẫn lẹt đẹt, chưa thể thành hình, là đứa trẻ mãi chưa thể lớn. Ưu đãi có, thị trường có nhưng hết các hãng liên doanh tới thuần Việt như Vinaxuki đều không thể sản xuất số lượng lớn. Ông Bùi Ngọc Huyên của Vinaxuki từng mang xe đi nhiều triển lãm, nhưng rồi "đứa con" tinh thần mãi không ra đời vì thiếu vốn.

Tất nhiên, cách làm của Vinaxuki và VinFast là hoàn toàn khác biệt, vị thế của hai nhà đầu tư cũng không giống nhau. Với những cơ sở về tài chính, hệ sinh thái mà tỷ phú Vượng đang có, niềm hy vọng về một thương hiệu ôtô Made in Vietnam đang lấn át những hoài nghi.

Niềm tin ấy, theo các chuyên gia, cần được khẳng định bằng sản phẩm hợp gu và chất lượng, chứ không chỉ bằng màn ra mắt hoành tráng 2/10 tới tại Paris Motor Show hay nhà máy lớn nhất Việt Nam trên hòn đảo vắng người.

* Lễ ra mắt xe VinFast tại Paris Motor Show sẽ diễn ra lúc 15h45 ngày 2/10, trực tiếp trên VnExpress.

Tiễn sếp bằng... cáo phó Nhắc đến Tập đoàn FPT là người ta nhắc tới ông Trương Gia Bình – người đầu tiên trở thành “đại gia giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam”. Nhưng FPT không chỉ nổi tiếng vì ông Bình, FPT còn khiến dư luận đi hết ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác với văn hóa Sờ ti cô. Sờ ti cô (STCo, viết tắt của Sáng tác Công ty) được nhiều thế hệ nhân viên FPT coi di sản tinh thần quý và hiếm. Điểm nổi bật của văn hóa này là tinh thần tự do sáng tạo, vui vẻ và đầy nhiệt huyết. Trong văn hóa STCo sách đỏ STCo là “báu vật”. “Sách đỏ” này bao gồm 4 tuyển tập, tập 1: Giai điệu STC; tập 2: Thơ văn STC; tập 3: STC tư liệu; tập 4: Di cảo STC, trong đó, Giai điệu STCo. Đây được xem là chìa khóa làm nên thành công cho văn hóa cộng đồng FPT.

Ông khẳng định lãnh đạo FPT sẽ dành quan tâm hơn trong việc nâng cao nhận thức của lãnh đạo các bộ phận để tinh thần STCo luôn toả sáng. Bên cạnh STCo, phong cách dân chủ, thoải mái của FPT cũng khiến những ai lần đầu tiên đến FPT không khỏi sốc.

Anh Nguyễn Trung Thành, một ứng cử viên từng thi vào FPT cho biết anh “mắt tròn mắt dẹt” khi tận mắt chứng kiến nhân viên FPT mặc quần ngố đi làm. Oái oăm hơn, anh ta vắt vẻo gác chân lên bàn và cãi nhau tay đôi với sếp. Văn hoá đặc thù Có thể thấy, văn hóa STCo tạo năng lượng giúp nhân viên FPT lao động hăng say hơn, hiệu quả hơn. Chính STCo góp một phần không nhỏ  làm nên thương hiệu FPT – một công ty trẻ trung, năng động, sáng tạo và dân chủ. “Sách đỏ STCo” hay còn được gọi là “sách đỏ FPT” là niềm tự hào của dân FPT. Tuy nhiên, trong tập "Sách đỏ" này có rất nhiều những bài thơ, nhiều ca khúc chính thống đã được cán bộ, nhân viên FPT sưu tầm và chế lại... quá đà.

Chính vì thế mà nhiều bài hát, nhiều hoạt động của họ mang tính chất văn hóa đặc thù nhưng lại cũng dễ rơi sang phía bên kia của sự phản cảm.

Vì phản cảm và bị dư luận phản đối, văn hóa STCo dần mai một. Năm 2012, người FPT hô hào “hồi sinh” STCo nhưng có vẻ chiến dịch kêu gọi này chưa được thành công cho lắm. Nhưng điều đó chẳng hề chi vì chẳng cần ồn ào với trò phản cảm, FPT vẫn duy trì được đà tăng trưởng tốt và là một trong những blue-chip được nhà đầu tư ưa thích trên thị trường chứng khoán.