Căn cứ tờ trình ngày 05/10/2019 của BCH Công đoàn và BCH Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn về việc tổ chức các hoạt động chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10/2020 đã được đảng ủy phê duyệt

Giao lưu dân vũ thể thao chào mừng kỷ niện 94 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930-20/10/2024)

Nhằm thiết thực các hoạt động sôi nổi chào mừng kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930-20/10/2024). Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ea Hiao, Ea Sol, DLiê Yang tổ chức giao lưu dân vũ thể thao, khiêu vũ chào mừng kỷ niện 94 năm Ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930-20/10/2024) và kỷ niệm 14 năm Ngày phụ nữ Việt Nam (20/10/2010-20/10/2024).

Ảnh: khai mạc chương trình giao lưu dân vũ thể thao, khiêu vũ

Buổi giao lưu đã thu hút đông đảo cán bộ, hội viên, phụ nữ của các chi hội tham gia với các tiết mục dân vũ đồng đội được thể hiện trên nền nhạc các ca khúc ca ngợi quê hương, đất nước, gia đình, truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam.

Các tiết mục dân vũ đã được chị em hội viên phụ nữ đầu tư tập luyện chu đáo, đầu tư trang phục phù hợp với từng tiết mục biểu diễn thể hiện sự khỏe khoắn trong từng động tác nhảy dân vũ, được cán bộ hội viên phụ nữ và khán giả cỗ vũ nhiệt tình. Đây là sân chơi lành mạnh, bổ ích cho hội viên, phụ nữ, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho phụ nữ, xây dựng hình ảnh người phụ nữ thời đại mới có sức khỏe để thực hiện tốt trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và đất nước.

Ảnh: các tiết mục dân vũ tại buổi giao lưu

Thông qua buổi giao lưu nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ lựa chọn một hình thức thể dục, thể thao phù hợp để rèn luyện, nâng cao sức khỏe. Qua đó thu hút ngày càng đông đảo hội viên, phụ nữ và nhân dân tham gia hoạt động của tổ chức Hội và tập luyện các môn thể dục thể thao quần chúng./.

Sáng ngày 25/7, Hiệp hội Chè Việt Nam đã tổ chức họp mặt kỷ niệm 35 năm ngày thành lập (19/7/1988 – 19/7/2023) và kỉ niệm 65 năm ngày Bác Hồ về thăm ngành chè (20/7/1958 – 20/7/2023).

Dự buổi họp mặt có, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Tài, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam; ông Đoàn Anh Tuân – Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam; ông Nguyễn Quốc Hùng – Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế và Đồ uống; ông Nghiêm Văn Thắng - Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Chè Việt Nam; bà Nguyễn Thị Ngà – Chủ tịch hội Chè Thái Nguyên; cùng các cán bộ, công nhân viên và các hội viên của Hiệp hội.

Phát biểu chào mừng buổi họp mặt, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Tài - Chủ tịch Hiệp hội nhắc lại lịch sử vẻ vang và tự hào trong quá trình xây dựng và phát triển ngành Chè Việt Nam, đồng thời ghi nhận những nỗ lực không ngừng của các thành viên Hiệp hội trong thời gian qua. Bên cạnh đó, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Tài cũng mong muốn các hội viên Hiệp hội sẽ cùng nhau nỗ lực, cố gắng phát huy thành tích đạt được trong 35 năm qua; hỗ trợ, đồng hành cùng nhau đẩy mạnh phát triển, xứng tầm với vị thế, tiềm năng của ngành chè cả nước.

Ông Đoàn Anh Tuân – Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam chia sẻ: “Mỗi ngành đều có một đặc thù riêng nhưng chè là một cây nông nghiệp đặc biệt vì đó không chỉ là một cây nông nghiệp là cả một văn hóa – một niềm tự hào, cần gìn giữ và phát triển.”

Tại buổi gặp mặt, ông Nguyễn Quốc Hùng – Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế và Đồ uống đã gửi lời chúc mừng tới Hiệp hội, chúc Hiệp hội phát triển mạnh mẽ, lớn mạnh không ngừng để ngành Chè Việt Nam được biết đến nhiều hơn không chỉ ở trong nước mà còn trên trường quốc tế.

Báo cáo sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2023, ông Hoàng Vĩnh Long - Tổng Thư kí Hiệp hội Chè Việt Nam cho biết, trong 6 tháng sản xuất toàn ngành đạt 55 ngàn tấn, xuất khẩu chính ngạch đạt 52 ngàn tấn, giảm 7% so với cùng kỳ 2022, xuất khẩu tiểu ngạch đạt 3 ngàn tấn; trong đó cơ cấu sản phẩm gồm: 41% chè đen, 55% chè xanh, 4% chè khác. Tổng kim ngạch xuất xuất toàn ngành ước đạt 90 triệu đô la Mỹ, giảm 5,6% so với cùng kỳ 2022. Giá xuất khẩu bình quân đạt 1.640 USD/tấn, chỉ bằng 65% so với giá xuất khẩu bình quân của thế giới.

Trong nửa đầu năm 2023, Hiệp hội đã Phối hợp với Trung tâm văn hóa Trung Quốc tại Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu tiệc trà ngoại giao tại Hồ Văn- Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hà Nội. Tổ chức lớp tập huấn về kỹ thuật chế biến chè cho các doanh nghiệp và người làm chè tại Hà Giang, Tuyên Quang.

Phối hợp với Tham tán Thương mại tại các thị trường để có các thông tin kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp hội viên. Tổ chức đào tạo tìm hiểu về trà, thử nếm trà và kiến thức pha trà, thưởng trà cho nhiều học viên trẻ trên khắp cả nước.

Bên cạnh đó, Hiệp hội luôn đồng hành chủ động nắm bắt tình hình, đề xuất với Chính phủ, các Bộ ngành và địa phương tháo gỡ các khó khăn vướng mắc và ứng phó kịp thời cùng doanh nghiệp.

Thay mặt lãnh đạo Hiệp hội, ông Hoàng Vĩnh Long gửi lời cảm ơn chân thành đến các thế hệ đi trước và hứa sẽ nỗ lực tiếp nối những kết quả đã được trong chặng đường phát triển bền vững tiếp theo của ngành chè Việt Nam.

Buổi gặp mặt đầm ấm nhưng vô cùng ý nghĩa là tiền đề tiếp thêm sức mạnh giúp thế hệ cán bộ ngày nay của Hiệp hội vượt qua mọi khó khăn, quyết tâm xây dựng Hiệp hội Chè Việt Nam ngày càng lớn mạnh trong thời gian tới.

Theo thống kê, trên thế giới hiện còn 2,5 tỉ người chưa có nhà vệ sinh. Tình trạng thiếu nhà vệ sinh, nhà vệ sinh không đảm bảo là một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh tiêu chảy làm tử vong hàng ngàn trẻ em mỗi năm.

Các đại biểu tham dự thành lập Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam.

Trước khi có quyết định thành lập, ban vận động thành lập Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam đã phối hợp với UBND tỉnh Bình Dương và các doanh nghiệp tổ chức "cuộc chạy khẩn cấp" hằng năm từ 2015 đến 2017. Việc này nhằm kêu gọi người dân quan tâm đến việc xây dựng các nhà vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn, bảo vệ sức khỏe con người nhưng phổ biến và áp dụng những thành tựu mới trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật.

Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam cũng đã tổ chức đại hội bầu ban chấp hành, chủ tịch, các phó chủ tịch và thư ký hiệp hội với kết quả ông Lê Văn Hiệp (Giám đốc Công ty Kim Hoàng Hiệp, Bình Dương) là chủ tịch Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam.

Thành lập Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam (VSA)

Ngày 9/11, tại Hà Nội, Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam (VSA – Vietnam Seaculture Association) đã chính thức thành lập theo Quyết định số 345/QĐ-BNV ngày 23/9/2016 của Bộ Nội vụ.

Đại hội thành lập Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam. (Ảnh: TD)

Đây là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Hiệp hội được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt, tuân thủ quy định của pháp luật và chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ và các bộ, ngành khác có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội.

Ở Việt Nam, tài nguyên biển đang dần cạn kiệt, việc đánh bắt thủy hải sản trở lên khó khăn, năng suất khai thác giảm so với trước đây, gây ảnh hưởng tới sinh kế và đời sống ngư dân. Trong vài chục năm qua, nghề nuôi biển ở Việt Nam đã phát triển trên một số vùng miền đất nước, tuy nhiên chủ yếu ở ven bờ, quy mô còn nhỏ, công nghệ còn lạc hậu, hiệu quả thấp. Bên cạnh đó còn chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, thoái hóa tài nguyên biển…

Trước thực trạng đó, nghề nuôi biển ở Việt Nam cần có một tổ chức xã hội - nghề nghiệp có quy mô cấp toàn quốc để liên kết, hỗ trợ cộng đồng doanh nhân và ngư dân phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết các khó khăn trong thực tiễn.

Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam được thành lập nhằm mục đích liên kết trí tuệ và nguồn lực của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và hợp tác quốc tế hoạt động trong các khâu của chuỗi giá trị nuôi trồng sinh vật biển và các lĩnh vực liên quan; đóng góp chủ động và tích cực vào việc xây dựng ngành nuôi biển Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, phát triển bền vững, bảo đảm chất lượng tốt và an toàn vệ sinh hải sản.

Hiệp hội Nuôi biển có sứ mạng hội tụ, liên kết cộng đồng doanh nghiệp, các nhà khoa học và ngư dân, tập trung phát triển và chọn lọc du nhập công nghệ tiên tiến của thế giới để nuôi trồng các loại rong tảo biển, các loài cá, giáp xác, nhuyễn thể, da gai và nhiều loại hải sản khác có giá trị cao, phát huy lợi thế tự nhiên của vùng biển nhiệt đới đa dạng, phong phú, bảo vệ và tái tạo môi trường sinh thái biển.

Đại diện Hiệp hội VSA cho biết, nhiệm kỳ 2016 - 2020 là giai đoạn khởi đầu, nhiều cơ hội và thách thức đối với Hiệp hội và cộng đồng nuôi biển Việt Nam. Để làm tốt sứ mệnh, toàn thể cộng đồng nuôi biển cùng hành động theo phương châm “Nuôi biển để giữ bờ, làm giàu cho đất nước”, đồng thời hội tụ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tạo ra sức mạnh, vượt qua khó khăn, thách thức.