Tuyển Dụng Sales Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam Tại Việt Nam
Theo Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore, trong 2 quý liên tiếp, Việt Nam đứng thứ 5 về xuất khẩu thủy sản vào Singapore.
Trong tháng 9/2023, một số sản phẩm thủy sản chủ lực đã lấy lại sự cân bằng so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu tôm và cá ngừ đều đạt mức tương đương so với tháng 9/2022; riêng mặt hàng cá tra có sự phục hồi khá tích cực, với mức tăng trưởng 9%...
Bảng 1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam 9 tháng năm 2023
Tăng, giảm so với cùng kỳ (+,-%)
Trong các thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam trong 9 tháng năm 2023, Mỹ chiếm vị trí số 1 với tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 1,2 tỷ USD; tiếp theo là Trung Quốc và Hồng Kông 1,1 tỷ USD; Nhật Bản 1,1 tỷ USD; EU đạt 715 triệu USD và Hàn Quốc đạt 568 triệu USD.
Bảng 2. Top 5 thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 9 tháng năm 2023
Về kim ngạch và thị trường xuất khẩu của các mặt hàng tôm, cá tra, cá ngừ của Việt Nam trong 9 tháng năm 2023 cụ thể như sau:
Tôm: Tính tới hết tháng 9/2023, xuất khẩu tôm đạt gần 2,6 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc ghi nhận tăng trưởng dương trong 2 tháng trở lại đây. Bên cạnh đó, một số thị trường chính trong khối CPTPP như Nhật Bản, Australia, Canada đang tăng nhập khẩu tôm từ Việt Nam.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), XK tôm Việt Nam trong tháng 9 năm nay nhìn thấy tín hiệu tích cực từ các thị trường như Mỹ, Australia, Canada, Bỉ, Đài Loan với mức tăng trưởng dương từ 1%-54%. Các thị trường lớn còn lại như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn ghi nhận tăng trưởng âm từ 10%-26% tuy nhiên mức giảm đã thấp hơn so với những tháng trước đó. Riêng thị trường Trung Quốc và HK, sau khi tăng trưởng dương trong 3 tháng 6,7 và 8, XK tôm sang thị trường này lại tiếp tục xu hướng giảm.
Về sản phẩm XK, tính tới tháng 9 năm nay, giá trị XK tôm chân trắng (chiếm tỷ trọng 74%) đạt 1,9 tỷ USD, giảm 26%, XK tôm sú đạt 356 triệu USD (chiếm tỷ trọng 14%), giảm 23%. Còn lại là giá trị XK tôm loại khác với 298 triệu USD, giảm 28% trong đó XK tôm khác đóng hộp và tôm khác khô tăng trưởng dương lần lượt 20% và 57%.
Tháng 9/2023, XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc&HK giảm 13% đạt 61 triệu USD. XK tôm sang thị trường này giảm trong tháng 9 sau khi tăng trưởng dương liên tiếp trong 3 tháng 6,7 và 8. Lũy kế 9 tháng, XK tôm sang thị trường này đạt 454 triệu USD, giảm 6%.
Cá tra: tháng 9/2023, XK cá tra Việt Nam ghi nhận tăng trưởng dương lần đầu kể từ đầu năm nay, với giá trị gần 167 triệu USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế XK cá tra Việt Nam 9 tháng đầu năm nay đạt gần 1,4 tỷ USD, giảm 31% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bảng 3. Xuất khẩu cá tra của Việt Nam T1-T9/2023
Về cơ cấu sản phẩm cá tra xuất khẩu từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2023 như sau:
Bảng 4. Cơ cấu sản phẩm cá tra xuất khẩu T1-T9/2023
Xuất khẩu cá tra 9 tháng năm 2023 sang hầu hết các thị trường và khối thị trường chính đều giảm so với cùng kỳ năm 2022. XK sang thị trường Trung Quốc và Hồng Kông giảm 26%; Mỹ giảm 54%; Braxin giảm 0,4%; CPTPP giảm 31%, Anh giảm 1% và Mexico giảm 41%.
Bảng 5. Các thị trường xuất khẩu cá tra của Việt Nam
Tăng, giảm so với cùng kỳ (+,-%)
Cá ngừ: Tháng 9/2023, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt 72 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2022 và giảm 18% so với tháng trước đó.
Bảng 6. Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam T1-T9/2023
Về sản phẩm, XK thịt/loin cá ngừ đông lạnh mã HS0304 của Việt Nam tiếp tục sụt giảm trong tháng 9. Do đó, tính lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, XK nhóm sản phẩm này giảm 41%, đạt 315 triệu USD. XK cá ngừ đóng hộp của Việt Nam cũng có xu hướng giảm sâu hơn trong tháng này, giảm 15% so với cùng kỳ. Điều này đã khiến tổng giá trị XK nhóm sản phẩm này của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm giảm nhẹ 0,2% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, XK các sản phẩm cá ngừ chế biến khác, trong đó chủ yếu là thịt/loin cá ngừ hấp đông lạnh, có xu hướng tăng nhanh hơn trong tháng 9, với mức tăng 97%. Mức tăng này đã nâng tổng giá trị XK mặt hàng này trong 9 tháng đầu năm 2023 lên hơn 107 triệu USD, tăng 29% so với cùng kỳ.
Về thị trường, XK cá ngừ sang một số thị trường chính đang có dấu hiệu hồi phục trong tháng 9 sau một thời gian sụt giảm như Canada và Nga, với mức tăng lần lượt là 44% và 124%. Trong khi đó, XK sang một số thị trường truyền thống lại đảo chiều giảm như EU và Israel.
Tại thị trường Mỹ, XK cá ngừ đã không giữ được đà tăng trưởng trong tháng 8. Giá trị XK cá ngừ sang thị trường này đã giảm nhẹ 1% trong tháng 9. Tính lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, kim ngạch XK cá ngừ sang thị trường này vẫn giảm hơn 41% so với cùng kỳ.
Bảng 7. Top 6 thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2023
Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại - VIOIT
EU là thị trường nhập khẩu thủy sản (NKTS) lớn nhất của Việt Nam. Nhưng từ năm 2019, vị trí này đã hạ xuống thứ 4 (sau Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc). Về phía EU, Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản đứng thứ hai trong khu vực châu Á, chỉ xếp sau Trung Quốc. Nhu cầu NKTS của EU là rất lớn, trên 50 tỷ USD/năm. Vì vậy, EU vẫn là một trong những thị trường lớn, quan trọng đối với xuất khẩu thủy sản (XKTS) Việt Nam trong những năm gần đây và sẽ tiếp tục là thị trường tiềm năng trong những năm tới.
Tình hình thương mại thủy sản Việt Nam – EU
Trong bốn năm từ 2015 – 2018, EU luôn là thị trường top đầu, cho đến năm 2019, vị trí này đã hạ xuống thứ tư với mức giảm 11,9% so với năm 2018.Anh, Hà Lan, Đức, Italy và Bỉ là năm thị trường tiềm năng nhất trong khối này.Cuối tháng 1 năm 2020, Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu khiến cho giá trị nhập khẩu thủy sản chung của cả khối sụt giảm đáng kể, tuy nhiên EU vẫn giữ vị trí trong top 5 các thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. Theo số liệu của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hải sản sang EU giảm tới 24% trong giai đoạn từ 2017 đến 2020. Hiện mỗi năm giá trị xuất khẩu hải sản Việt Nam vào EU không quá 400 triệu USD.
Bảng 1. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU từ 2015 – 2019 theo từng mặt hàng (Đơn vị: Tỷ USD)
Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)
Nhìn số liệu thống kê trên, ta thấy mặt hàng chủ lực xuất khẩu vào EU là Tôm EU là thị trường nhập khẩu tôm lớn của Việt Nam. Năm 2015, EU xếp thứ 3 về nhập khẩu tôm của Việt Nam, sau Mỹ và Nhật Bản. Năm 2016, EU vươn lên vị trí thứ 2 sau Mỹ và trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam năm 2017. Năm 2019, EU đứng đầu về nhập khẩu tôm của Việt Nam, chiếm 21 %5 tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam đi các thị trường. Như vậy, EU duy trì vị trí số 1 về nhập khẩu tôm của Việt Nam từ năm 2017 đến năm 2019.
Hình 2. Nhập khẩu tôm của EU giai đoạn 2015 – 2019
Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)
Trung bình mỗi năm, xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU đạt khoảng trên 0,7 tỷ USD. Trong 5 năm (2015-2019), xuất khẩu sang EU tăng từ 0,55 tỷ USD năm 2015 lên 0,69 tỷ USD năm 2019. Xuất khẩu tôm sang EU giai đoạn 5 năm này đạt đỉnh vào năm 2017 với 0,86 tỷ USD. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU hai năm gần đây (2018- 2019) có xu hướng giảm.
Trong thời gian 2015 – 2019, thị trường EU luôn đứng trong top 3 thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam. Trong đó, ba thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất từ Việt Nam của khu vực EU là Hà Lan, Anh và Đức. Trong đó Hà Lan là thị trường dẫn đầu trong 5 năm qua. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Hà Lan năm 2016 đạt 204,1 triệu USD, tăng 22% so với năm 2015 và lần lượt đạt 307,4 triệu USD vào năm 2017, 296 triệu USD năm 2018, 215 triệu USD năm 2019. Trong đó, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Hà Lan giảm liên tiếp trong 2 năm 2018 và 2019 là do chịu ảnh hưởng bởi “thẻ vàng” khiến cho xuất khẩu thủy sản khai thác tới EU giảm mạnh.
Sau khi EVFTA có hiệu lực khi xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới thị trường Hà Lan trong năm 2020, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Hà Lan tăng nhẹ so với năm 2019 cho dù dịch Covid-19 tác động xấu tới nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Hà Lan. Nguyên nhân chính là do xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Hà Lan giai đoạn cuối năm 2020 đã bứt phá khi EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Hà Lan tăng 7,4% về lượng và tăng 4,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, đạt 19,9 nghìn tấn với trị giá 99,2 triệu USD, chiếm 19,09% về lượng và chiếm 20,45% về trị giá xuất khẩu thủy sản tới EU, là thị trường có tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam tại EU.
Tại thị trường Đức, tôm các loại chiếm 50,3% về lượng và chiếm 72,9% về trị giá; cá ngừ các loại chiếm 25,2% về lượng và chiếm 14% về trị giá; cá tra, basa chiếm 15,8% về lượng và chiếm 7,1% về trị giá trong tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Đức trong 6 tháng đầu năm 2021. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Đức đạt 14,6 nghìn tấn, trị giá 91,9 triệu USD, tăng 15,7% về lượng và tăng 18,9% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2020.
Trước đó, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Đức tăng trong năm 2017 và 2018, nhưng giảm trong 2 năm tiếp theo 2019 và 2020 do nhóm hàng thủy sản khai thác của Việt Nam xuất khẩu tới EU chịu ảnh hưởng bởi “thẻ vàng” IUU.
Đến nay, nhờ EVFTA, nhiều mặt hàng thế mạnh của Việt Nam đã tận dụng cơ hội để xuất khẩu sang Đức như Tôm đông lạnh thuộc giống “Penaeus”, hun khói, còn nguyên vỏ hay không, bao gồm cả tôm còn vỏ, nấu chín bằng cách hấp hoặc đun sôi trong nước… đều có kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng.
Tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người của Đức trong năm 2020 khoảng gần 14kg/người/năm, mặc dù mức tiêu thụ thuỷ sản này không cao so với bình quân tiêu thụ thuỷ sản thế giới, nhưng ngày càng nhiều người dân Đức nhận thấy việc tiêu thụ thuỷ sản rất có lợi cho sức khoẻ và lựa chọn tiêu dùng thuỷ sản cũng tiện dụng như các sản phẩm thịt khác. Đức với dân số 83,8 triệu người và là quốc gia phát triển nhất trong Liên minh châu Âu, nên nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Đức sẽ tăng trong thời gian tới, do nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu của Đức tăng. Do đó, các doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam sẽ có cơ hội tăng giá trị xuất khẩu sang Đức và sẽ tận dụng tốt Hiệp định EVFTA với những sản phẩm xuất khẩu thủy sản chủ lực mà Việt Nam có lợi thế như tôm, cá ngừ...
Bảng 3. Xuất khẩu cá tra sang EU, 2015-2019 (Đơn vị: Tỷ USD)
Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)
Trong 5 năm (2015 - 2019), giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang EU giảm 17,4% từ 0,29 tỷ USD (2015) xuống còn 0,24 tỷ USD (2019).
Mặc dù, EU là thị trường nhập khẩu lớn và truyền thống của cá tra Việt Nam, nhưng giá xuất khẩu cá tra trung bình sang thị trường này không ổn định và đã giảm dần từ 2015 - 2019. Hai nhóm sản phẩm xuất khẩu cá tra lớn nhất sang nước này là: cá tra fillet đông lạnh và cá tra fillet cắt tẩm gia vị đông như: cá tra fillet cắt miếng tẩm bột, cá tra cuộn cà chua đông lạnh, cá tra cắt strip tẩm tempura, cá tra fillet tẩm xốt (tẩm Miso) đông lạnh,..
Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động XKTS vào thị trường EU
Với tổng dân số 447 triệu dân và thu nhập bình quân đầu người 34,843 USD/năm (tính đến năm 2019), Liên minh châu Âu (EU) là một thị trường tiêu dùng thật sự hấp dẫn. Riêng đối với mặt hàng thủy sản, thị trường này càng có sức hút, khi EU là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới trong nhiều năm qua, với kim ngạch nhập khẩu thủy sản năm 2019 từ các nước bên ngoài khối đạt 30,86 tỷ USD.
Việt Nam có nguồn nguyên liệu lớn và tương đối ổn định, đăc biệt có tiềm năng tiếp tục phát triển diện tích nuôi biển, nuôi sinh thái các giống loài thuỷ hải sản tạo nguồn cung lớn; Sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đa dạng và có ưu thế về sản lượng (đặc biệt là tôm sú và cá tra); đồng thời vẫn còn tiềm năng đa dạng hoá các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng; Lực lượng lao động ngành thuỷ sản của Việt Nam lớn, tương đối lành nghề và có kinh nghiệm sản xuất; Công nghệ chế biến thuỷ sản đạt trình độ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu khắt khe của khách hàng; nhiều cơ sở đã kiểm soát được hệ thống chuỗi sản xuất, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế; Các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong đáp ứng các yêu cầu, thủ tục của thị trường xuất khẩu cũng như tiếp cận hệ thống phân phối ở các thị trường (kể cả các thị trường khó tính nhất)
Tuy nhiên, Chuỗi cung ứng thủy sản ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, đặc biệt là trong khâu đầu vào. Mối liên hệ giữa các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu và giữa cơ sở sản xuất ban đầu (các hộ khai thác, nuôi trồng) chưa hiệu quả, còn qua nhiều khâu trung gian; nguồn nguyên liệu không ổn định, phân tán và sản lượng quy mô nhỏ; số lượng doanh nghiệp tạo vùng nguyên liệu với chuỗi cung ứng kép kín từ khâu sản xuất con giống, nuôi trồng đến sản xuất thành phẩm có tăng trưởng nhưng chưa nhiều. Vì nguồn cung trong nước không đủ để đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu, nên trong thời gian qua có tình trạng một số doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam phải nhập khẩu nguyên liệu thủy sản từ các nước, đặc biệt là từ Ấn Độ, để tái xuất sang các thị trường khác, trong đó có EU. Năm 2019, Việt Nam xuất khẩu thủy sản 8,58 tỷ USD nhưng ngược lại, Việt Nam cũng đã nhập khẩu thủy sản đến 1,78 tỷ USD, trong đó, nhập khẩu từ Ấn Độ chiếm 11.3%, và từ ASEAN chiếm 8%. Nếu tình trạng trên không được khắc phục, sẽ dễ dẫn đến nhiều hệ lụy cho ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Ủy ban Châu Âu (EC) áp thẻ vàng cảnh cáo bởi các hành vi khai thác đánh bắt bất hợp pháp IUU Ngày 23/10/2017, ngành Thủy sản Việt Nam bị EC áp thẻ vàng cảnh cáo bởi các hành vi khai thác đánh bắt bất hợp pháp IUU.
Kể từ khi Việt Nam bị áp dụng "thẻ vàng" đến nay, phía EC đã 2 lần sang kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các khuyến nghị vào năm 2018 và 2019. Tuy nhiên, vẫn chưa thể nói trước điều gì về triển vọng được EU gỡ thẻ vàng. Tình huống xấu nhất là EU sẽ áp dụng thẻ đỏ, đồng nghĩa với việc toàn bộ thủy sản Việt Nam sẽ bị cấm xuất khẩu vào EU.
Dịch covid-19 tác động đến tình hình xuất khẩu thủy sản sang các thị trường khác, trong đó có EU. Dịch Covid-19 bùng phát mạnh và diễn biến phức tạp trên toàn cầu đã khiến cho tiêu thụ thủy sản giảm, xu hướng tiêu dùng thay đổi, đơn đặt hàng giảm từ 35% đến 50%. Cùng với đó, giãn cách xã hội khiến sản xuất trong nước và thương mại quốc tế đình trệ, doanh nghiệp bị thiếu nguyên liệu chế biến, vận tải và thanh toán khó khăn dẫn đến thiếu vốn để duy trì và phục hồi hoạt động.
Giải pháp đẩy mạnh XKTS vào thị trường EU
Từ những phân tích trên, để đẩy mạnh hoạt động XKTS vào thị trường EU, doanh nghiệp cần chú ý nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Thị trường EU vẫn là một thị trường khó tính với những đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm nên doanh nghiệp cần bám sát các kết quả nghiên cứu thị trường về thị hiếu người tiêu dùng, các yếu tố liên quan đến sức khỏe con người, từ đó chào bán sản phẩm an toàn cho người sử dụng với mẫu mã, chất lượng cải tiến, đa tiện ích, giá cạnh tranh. Nắm vững và hiểu rõ quy tắc xuất xứ của sản phẩm. Mặt hàng thủy sản Việt Nam được coi là có xuất xứ thuần túy nếu như các sản phẩm thủy sản được sinh ra và nuôi lớn tại các trang trại thủy sản trong nước hoặc thu được qua quá trình đánh bắt trong lãnh hải mà Việt Nam có quyền khai thác độc quyền. Doanh nghiệp cần phối hợp tốt với những nhà nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản trong việc tuân thủ quy tắc xuất xứ hàng hóa. Doanh nghiệp cần chú ý thu mua nguyên liệu hải sản được khai thác hợp pháp, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không thu mua hải sản của các ngư dân vi phạm, từ những hoạt động khai thác không có giấy phép, không có nhật ký và không báo cáo theo quy định hoặc khai thác bằng ngư cụ bị cấm. Nỗ lực tận dụng EVFTA, sẽ giảm thiểu các hàng rào thương mại bất hợp lý, tăng tính công khai, minh bạch, có thể dự báo khi triển khai các biện pháp phòng vệ thương mại, kiểm dịch động thực vật, cũng như rào kỹ thuật. Vì vậy, các doanh nghiệp có thể tận dụng những cam kết này để tránh hoặc giảm thiểu nguy cơ đối mặt với các rào cản thương mại phi thuế mà EU đang và sẽ áp dụng với thủy sản nhập khẩu nói chung và thủy sản từ Việt Nam nói riêng.