úa rối là một loại hình nghệ thuật ra đời từ rất sớm và xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vào thế kỷ V trước công nguyên tại Hy Lạp cổ đại, người ta phát hiện ra những dấu tích đầu tiên về nghệ thuật này. Nghệ thuật múa rối bắt nguồn từ những trò chơi với việc sử dụng những con rối để diễn trò, đóng kịch trên sân khấu. Nếu căn cứ vào không gian biểu diễn sân khấu thì múa rối được chia thành hai loại: Nghệ thuật múa rối nước và nghệ thuật múa rối cạn.

Để đời sống của rối nước còn mãi

Hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa giúp cho con người có thể tiếp cận và học hỏi được văn minh thế giới. Tuy nhiên, đứng trước xu hướng này, những văn hóa và giá trị truyền thống cũng gặp khó khăn trong việc được bảo tồn và duy trì. Là một loại hình nghệ thuật có một không hai trên thế giới với rất nhiều giá trị tốt đẹp của dân tộc, múa rối nước cần nhận được nhiều sự quan tâm và khai thác hơn đến từ người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ Việt.

Những người nghệ sĩ cũng cần truyền tải được chiều sâu của nghệ thuật tới lớp trẻ. Vì nghệ thuật truyền thống không chỉ mang giá trị giải trí, mà còn rất nhiều giá trị khác to lớn như giá trị văn hóa, lịch sử của một dân tộc. Từ đó, người trẻ có thể hiểu được rõ nét và khơi dậy niềm tự hào về dân tộc, có nhận thức sâu sắc hơn trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống nói chung và múa rối nước nói riêng.

- Nội dung: Diện Đàm, Mai Anh, Thu Huyền, Diệu Linh - Ảnh/ Video: Bảo Duy, Diện Đàm, Tiến Đạt, Hải Ngân, Đoàn Trang - Thiết kế: Bảo Duy, Đào Linh

NSGN - Phạm chung ( bonshō, 梵鐘), cũng được gọi là điếu chung ( tsurigane, 釣鐘) hay đại chung ( ōgane, 大鐘), là những chiếc chuông lớn được nhìn thấy trong các ngôi chùa Phật giáo trên khắp Nhật Bản, dùng để thỉnh mời các Tăng sĩ tập họp hành lễ và để phân định các mốc thời gian trong ngày.

Thay vì sử dụng một quả lắc bên trong, phạm chung được đánh từ bên ngoài, sử dụng một cái chày cầm tay hoặc một thanh xà treo.

Những chiếc chuông thường được làm bằng đồng, sử dụng hình thức đúc khuôn tiêu hao. Chúng thường được làm tăng âm và trang trí bằng nhiều loại núm, dải nổi và chữ khắc. Những chiếc chuông sớm nhất thuộc loại này ở Nhật Bản có niên đại khoảng năm 600 TL, và chúng có một số đặc điểm giống như những chiếc chuông cổ của Trung Quốc. Âm thanh vang vọng và lan tỏa của chuông truyền đi một khoảng xa đáng kể, do đó chúng được sử dụng làm tín hiệu, điểm giờ và báo thức. Ngoài ra, tiếng chuông còn được nghĩ là có những đặc tính siêu nhiên; ví dụ, người ta tin rằng tiếng chuông có thể vọng xuống đến địa ngục.

Phạm chung đóng một vai trò quan trọng trong các nghi lễ Phật giáo, đặc biệt là vào dịp đón mừng năm mới và lễ hội Bon. Trong suốt chiều dài lịch sử Nhật Bản, những chiếc chuông này gắn liền với những câu chuyện và truyền thuyết, cả hư cấu, chẳng hạn như chuông Benkei của chùa Tam Tỉnh (Miidera/三井寺); lẫn lịch sử, chẳng hạn như chuông chùa Phương Quảng (Hōkō-ji/方廣寺). Ở thời hiện đại, phạm chung trở thành biểu tượng của hòa bình thế giới.

Phạm chung vốn có nguồn gốc từ biên chung (henshō, 編鐘), một nhạc cụ cung đình cổ xưa của Trung Quốc bao gồm nhiều chiếc chuông có âm điệu. Có một chiếc chuông bổ sung lớn hơn, và chiếc chuông này cuối cùng được phát triển thành phạm chung, được sử dụng như một dụng cụ điều chỉnh và triệu tập người nghe tham dự buổi biểu diễn biên chung. Theo truyền thuyết, chiếc phạm chung sớm nhất có thể đã từ Trung Quốc đến Nhật Bản ngang qua ngả bán đảo Triều Tiên. Nihon Shoki ghi lại rằng Ōtomo No Satehiko đã mang ba chiếc chuông đồng về Nhật Bản vào năm 562 như những chiến lợi phẩm từ Goguryeo.

Phạm chung được đúc nguyên khối bằng hai khuôn, một lõi và một vỏ, theo một quy trình hầu như không thay đổi kể từ thời Nara (710-794). Phần lõi được làm bằng gạch xếp chồng lên nhau, trong khi phần vỏ được làm bằng ván. Đây là một tấm ván lớn, phẳng, có hình dạng giống như mặt cắt ngang của chiếc chuông, được quay quanh một trục thẳng đứng để tạo hình cho đất sét dùng làm khuôn. Sau đó, các dòng chữ và hình trang trí sẽ được chạm khắc hoặc ấn vào đất sét. Lớp vỏ tiếp giáp với lõi đủ tạo ra một khe hẹp, và đồng nóng chảy được đổ vào đó ở nhiệt độ trên 1.050°C. Tỷ lệ của hợp kim thường là khoảng 17:3 đồng và thiếc; hỗn hợp chính xác (cũng như tốc độ của quá trình làm mát) có thể làm thay đổi tông màu của sản phẩm cuối cùng. Sau khi kim loại nguội và đông đặc, khuôn được loại bỏ bằng cách đập vỡ, do đó mỗi chiếc chuông cần phải có một khuôn mới. Quá trình này có tỷ lệ thất bại cao; chỉ có khoảng 50% vật đúc thành công trong lần thử đầu tiên mà không có vết nứt hay khuyết điểm.

Về truyền thống, lễ đúc chuông thường đi kèm với việc tụng kinh Phật, có thể kéo dài vài giờ. Những mảnh giấy ghi lời cầu nguyện, những nhánh dâu tằm linh thiêng và các lễ vật khác được thêm vào đồng nóng chảy trong quá trình đúc.

Chuông chùa gồm một số bộ phận sau:

Ryūzu (竜頭/long đầu), tay cầm hình rồng ở trên chuông, dùng để mang hoặc treo chuông.

Kasagata (笠形/lạp hình), chóp hình vòm của chuông.

Chi/nyū (乳/nhũ), phần lồi xung quanh phần trên của chuông giúp gia tăng độ vang của chuông.

Koma no tsume (駒爪/câu trảo), vành dưới.

Tsuki-za (撞座/tràng tọa), núm chuông, một điểm được gia cố làm nơi đánh chuông. Nó thường được trang trí bằng họa tiết hoa sen hoặc hoa cúc.

Tatsuki (竜貴/long quý), dải trang trí ngang.

Mei-bun (銘文/minh văn), dòng chữ khắc (thường ghi lại lịch sử của chiếc chuông).

Shu-moku (手木/thủ mộc), chày hay thanh gỗ treo dùng để đánh chuông.

Một số chuông giữ lại các vết đường kẻ xuất hiện từ các mối nối trong khuôn; chúng không bị loại bỏ trong quá trình trang trí mà được xem như một khía cạnh tạo nên vẻ đẹp tổng thể của chiếc chuông. Hình dáng và âm thanh của chiếc chuông phù hợp với tính thẩm mỹ truyền thống của người Nhật.

Chuông chùa Nhật Bản, giống như chuông chùa của các nước khác, được đánh từ bên ngoài bằng chày hoặc thanh xà treo chứ không phải bằng một quả lắc bên trong. Âm thanh của chuông bao gồm ba phần. Đầu tiên là atari, âm thanh được tạo ra do sự tác động của chày vào chuông. Một chiếc chuông được làm tốt phải tạo ra âm thanh trong trẻo, rõ ràng, vang xa. Âm thanh ban đầu ngay sau đó được theo sau bởi tiếng oshi, tức âm thanh tiếp tục vang lên sau khi đánh chuông. Âm thanh này có cường độ cao hơn và là tiếng rền trầm, du dương; nó kéo dài đến mười giây. Cuối cùng là okuri, tức tiếng vọng được nghe thấy khi độ rung của chuông tắt đi, có thể kéo dài đến một phút. Ngoài ra còn có các âm bội du dương liên tục được nghe thấy trong suốt tiếng chuông. Những âm sắc đa dạng này tạo nên một mô tả cao độ phức tạp.

Âm trầm và tiếng vọng sâu của chuông cho phép âm thanh truyền đi rất xa; một phạm chung lớn có thể được nghe cách xa tới 32km vào một ngày trời trong. Cao độ của chuông được người tạo ra nó đánh giá cẩn thận, và sự chênh lệch 1 hertz ở tần số cơ bản có thể yêu cầu chuông phải được đúc lại từ đầu.

Phạm chung được đặt trong các ngôi chùa, thường là trong một tòa nhà hoặc tòa tháp đặc biệt được gọi là lầu chuông (shōrō, 鐘楼/chung lâu). Chúng được sử dụng để đánh dấu các mốc thời gian trong ngày, và để báo cho chư Tăng Ni biết các thời khóa tu tập và sinh hoạt. Trong Phật giáo, tiếng chuông được xem có tác dụng làm lắng dịu phiền não và tạo ra bầu không khí thích hợp cho việc thiền định. Vì hình dạng của chúng (với vai nghiêng và đế phẳng), những chiếc chuông được xem là tượng trưng cho Đức Phật ngồi và do đó rất được kính trọng; những người đánh chuông trước tiên sẽ đảnh lễ chuông ba lần, giống như trước một tượng Phật.

Ở Nhật Bản, âm thanh vang vọng của chuông cũng được sử dụng để cảnh báo các cơn bão sắp xảy ra và như một sự báo động chung. Bởi vì tiếng chuông có thể được nghe thấy ở khoảng cách xa nên đôi khi nó cũng được sử dụng cho các mục đích báo hiệu khác; có ghi chép về việc chuông được sử dụng để liên lạc quân sự từ thời chiến tranh Nguyên Bình/Genpei (1180-1185 TL). Các phiên bản nhỏ hơn sau đó được đúc để sử dụng trên chiến trường, vì những chiếc chuông lớn quá nặng và khó vận chuyển. Những chiếc phạm chung nhỏ hơn này chủ yếu được sử dụng làm chuông báo động về các cuộc tấn công của kẻ thù; mệnh lệnh được đưa ra thì thường sử dụng trống và tù và.

Như một phần của lễ đón năm mới ở Nhật Bản, người dân thường xếp hàng để đánh chuông trong một nghi lễ được gọi là Joyanokane (除夜の鐘, Chuông năm mới); 108 tiếng chuông tượng trưng cho việc thanh tẩy nhân loại khỏi 108 cám dỗ trần thế. Trong lễ hội Bon, một loại phạm chung đặc biệt được gọi là Đại cửu bảo đại chung (ōkubo-ōgane, 大久保大鐘) được gióng lên. Chiếc chuông này được treo phía trên một cái giếng, và người ta tin rằng âm thanh của chiếc chuông sẽ vang vọng xuống giếng rồi đi vào âm phủ để triệu mời linh hồn người chết. Vào cuối lễ hội, một phạm chung khác, được gọi là Tống chung (okurikane, 送鐘, chuông tiễn đưa), được gióng lên để tiễn các linh hồn trở về và tượng trưng cho sự kết thúc mùa hè.

Trong Thế chiến thứ hai, vì nhu cầu về kim loại dành cho chiến tranh gia tăng nên nhiều chiếc chuông bị nấu chảy. Vì vậy những chiếc còn sót lại thường được xem là những hiện vật lịch sử quan trọng. Hơn 70.000 chiếc chuông (khoảng 90% số phạm chung còn tồn tại vào thời điểm đó) đã bị phá hủy theo cách này. Tuy nhiên, vào thời kỳ hậu chiến, việc đúc chuông gia tăng mạnh và đến năm 1995, số lượng chuông chùa ở Nhật Bản đã trở lại mức như trước chiến tranh.

Vào nửa sau của thế kỷ XX, Hiệp hội Chuông Hòa bình Thế giới được thành lập ở Nhật Bản, với mục đích tài trợ và đúc chuông đặt khắp thế giới như biểu tượng của hòa bình. Phạm chung cũng được đúc sau các thảm họa thiên nhiên như trận động đất và sóng thần Tōhoku năm 2011; một số cộng đồng bị ảnh hưởng đã đặt làm chuông để tưởng niệm sự kiện này.

Phạm chung đôi khi được sử dụng làm nhạc cụ trong các sáng tác hiện đại. Âm thanh được thu lại của những chiếc chuông chùa đã được sử dụng trong tác phẩm Olympic Campanology của Mayuzumi Toshiro, được sử dụng trong lễ khai mạc Thế vận hội Olympic Tokyo năm 1964. Một chiếc chuông chùa cũng được sử dụng trong các buổi biểu diễn vở Lamia của Jacob Druckman, ở đó chuông được đánh lên khi được đặt trên một chiếc trống định âm. Các nhà soạn nhạc đôi khi sử dụng chuông chùa để thay thế âm thanh của dàn nhạc cồng chiêng.

- Chiếc phạm chung lâu đời nhất được biết đến (và chiếc chuông cổ nhất trên thế giới vẫn còn được sử dụng) là chuông Okikicho ở chùa Diệu Tâm (Myōshin-ji), được đúc vào năm 698. Chuông lớn nhất là chiếc chuông ở Tri Ân viện (Chion-in), được đúc vào năm 1636 và nặng 70 tấn. Nó cần đến một đội gồm 17 người để đánh.

- Vào thế kỷ XVII, phạm chung cũng là biểu tượng cho cương vị của một ngôi chùa; việc sở hữu chiếc chuông biểu thị quyền sở hữu ngôi chùa liên quan. Kết quả là chuông thường xuyên bị đánh cắp; người ta cho rằng vị anh hùng dân tộc Benkei đã kéo chiếc chuông nặng ba tấn của chùa Tam Tỉnh (Mii-dera) lên núi Tỷ Duệ (Hiei). Những vết xước sâu trên chiếc chuông Benkei, hiện được trưng bày ở chùa Tam Tỉnh, theo truyền thuyết được cho là kết quả của việc Benkei đã đá chiếc chuông suốt chặng đường đưa nó trở lại ngôi chùa khi ông phát hiện ra rằng nó không còn kêu. Chuông Benkei cũng gắn liền với vị anh hùng huyền thoại Tawara Tōda, người đã tặng nó cho chùa Tam Tỉnh. Chiếc chuông này là món quà mà ông nhận được từ vị thần rồng Ryūjin, sau khi ông cứu vị thần này khỏi một con rết khổng lồ.

- Sau khi chùa Phương Quảng (Hōkō-ji) bị thiêu rụi vào đầu thế kỷ XVII, Toyotomi Hideyori đã tài trợ xây dựng lại ngôi chùa vào năm 1610 và đặt làm một chiếc chuông lớn. Dòng chữ trên chiếc chuông đã khiến Tokugawa Ieyasu tức giận; Tokugawa trở thành Mạc phủ (shōgun) sau khi giành quyền lực từ gia tộc Toyotomi khi cha của Hideyori là Hideyoshi qua đời. Tên của vị Mạc phủ (Tokugawa/家康/gia khang) ở trên dòng chữ “Kokka ankō” (国家安康/quốc gia an khang) được cho đã bị tách ra bởi chữ an (安). Tokugawa cho rằng Toyotomi đang ám chỉ rằng muốn có hòa bình thì cần phải “tách” Tokugawa ra. Sau đó, ông sử dụng vấn đề này như một cái cớ để gây chiến với gia tộc Toyotomi, dẫn đến cuộc bao vây Osaka và cuối cùng là Toyotomi bị tiêu diệt.

- Khi Thiếu tướng Matthew Perry đến Nhật Bản, ông đã tặng cho Nhật Bản một chiếc phạm chung bằng đồng. Được đúc bởi những người thợ làm chuông từ gia tộc Suwa ở tỉnh Higo, nó hiện được lưu giữ trong bộ sưu tập của Viện Smithsonian.

- Chuông của chùa Tây Tân Tỉnh Đại Sư (Nishi-Arai Daishi) ở Tokyo đã bị đưa đi vào năm 1943 để lấy đồng phục vụ cho chiến tranh. Thủy thủ đoàn của USS Pasadena đã phát hiện nó trong một đống phế liệu và mang nó sang Mỹ như một chiến lợi phẩm, rồi tặng nó cho thành phố Pasadena; hội đồng thành phố đã trả lại chiếc chuông cho Tokyo vào năm 1955. Tương tự với chiếc chuông chùa Hoàng Bách San Vạn Phúc (Manpuku-ji), được đưa đến Hoa Kỳ trên tàu USS Boston sau chiến tranh. Tuy nhiên, trong trường hợp này, chính quyền Sendai đã cho phép chiếc chuông ở lại Boston như một biểu tượng của tình hữu nghị giữa hai thành phố.

- Chuông Hòa bình Nhật Bản tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York được Nhật Bản tặng vào năm 1954 như một biểu tượng cho hòa bình thế giới. Nó được tạo tác bằng cách sử dụng kim loại tái chế từ tiền xu và huy chương do các nhà tài trợ trên toàn cầu cung cấp. Những chiếc chuông tương tự thể hiện sự cam kết vì hòa bình thế giới có thể được tìm thấy ở nhiều khu vực dân sự, bao gồm cả Công viên Tưởng niệm Hòa bình ở Hiroshima. Năm 1995, thành phố Oak Ridge, Tennessee, đã đúc một chiếc chuông hòa bình nặng bốn tấn - bản sao của một trong những chiếc chuông ở Hiroshima - và đặt ở trung tâm thành phố như một phần của lễ kỷ niệm 50 năm thành lập và để tăng cường quan hệ với Nhật Bản. Trên chuông Hữu nghị Oak Ridge có ghi ngày tháng liên quan đến mối quan hệ của Oak Ridge với Nhật Bản (uranium được sử dụng trong quả bom nguyên tử ở Hiroshima được sản xuất tại Oak Ridge). Năm 1998, một người dân địa phương đã kiện thành phố về chiếc chuông, cho rằng đó là biểu tượng của Phật giáo và vi phạm luật pháp địa phương cũng như Hiến pháp Hoa Kỳ. Vụ kiện được phán quyết có lợi cho thành phố Oak Ridge.

Đạo Phật được truyền vào Việt Nam từđầu Công nguyên và trở thành một tôn giáo của dân tộc. Trải qua suốt chiều dàicủa lịch sử dựng nước và giữ nước, trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thốngnhất đất nước, cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã quan hệ mậtthiết với tư tưởng, tinh thần dân tộc và đã có sự biến đổi cho phù hợp với đặcđiểm đời sống tinh thần của người Việt. Theo đó, Phật giáo luôn đóng góp trongkhối đoàn kết toàn dân tộc, trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội, chung sức, đồngtâm xây dựng, phát triển đất nước. Đồng thời, Phật giáo không chỉ khuyên conngười dứt bỏ tham, sân, si, phát triển bốn đức tính vô lượng từ, bi, hỷ, xả màcòn khuyên nhủ con người tránh những sai lầm có tính giáo điều như quá nệ vàothần khải, quá nệ vào truyền thống, lập luận đơn thuận, xem xét sự vật một cáchhời hợt, chỉ chấp nhận một quan điểm, lý thuyết... Đặc biệt, Phật giáo hôm nayđã có những biến đổi cầu của nhân sinh, của xã hội hiện đại.

Vớihệ thống giáo lý, triết học, văn hóa, Phật giáo đã cống hiến cho xã hội nhữnggiá trị không thể phủ nhận; và trong xã hội đó, đức Phật nêu cao giá trị làmngười và xây dựng hạnh phúc nhân gian, xã hội thịnh vượng. Những vấn đề củathời đại, nếp sống hưởng thụ chạy theo vật chất, suy thoái đạo đức cá nhân vàxã hội, sự cạn kiệt môi trường và thiên tai lũ lụt, dịch bệnh, với chức năng vàtrách nhiệm của mình, bằng tinh thần nhập thế, Phật giáo luôn có những hoạtđộng tích cực để góp phần giảm bớt những mặt trái đã và đang phát sinh trong xãhội, đồng thời xây dựng nếp sống hài hòa, quân bình về mặt tinh thần và vậtchất. Đó cũng là tư tưởng giáo lý tích cực của Đạo Phật làm tốt Đạo đẹp Đời, vàđiều này hoàn toàn phù hợp với chính sách của Đảng, Nhà nước về việc nhìn nhậntôn giáo là nhu cầu tinh thần của nhân dân; nét văn hóa, đạo đức tôn giáo cónhiều điểm phù hợp công cuộc xây dựng xã hội mới; đảm bảo phát huy được các yếutố tiến bộ, tích cực của các tôn giáo trong đời sống chính trị - xã hội, trongviệc tham gia giải quyết các vấn đề chung của dân tộc và toàn cầu.

2. Phát huy truyền thống hộ quốc an dân

Pháthuy truyền thống yêu nước, yêu dân tộc của Phật giáo Việt Nam, luôn đồng hànhcùng dân tộc, thể hiện rõ vai trò, vị trí của Phật giáo và dân tộc, thực hiệnnhững việc làm thiết thực ích đạo, lợi đời, khẳng định mối quan hệ gắn bó khôngthể tách rời giữa dân tộc và đạo pháp.

Trongxu thế hội nhập sâu rộng, công nghệ số phát triển đang từng bước xóa nhòa ranhgiới văn hóa giữa các cộng đồng, quốc gia và vùng lãnh thổ. Nối tiếp truyềnthống hộ quốc an dân, Phật giáo góp phần giải quyết nhiều vấn nạn mà xã hộiViệt Nam đang phải đối mặt như sự xuống cấp về đạo đức và lối sống tha hóa củamột bộ phận không nhỏ các thành phần xã hội, sự lạm dụng thái quá vật chất đểthỏa mãn nhu cầu cá nhân, sự lãng phí, vô cảm trước nỗi đau đồng loại. Bằngtriết lý nhập thế tích cực, Phật giáo chú trọng xây dựng con người thông quanhững nguyên tắc đạo đức căn bản như từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn, không sátsinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, v.v. góp phần vào công cuộcphát triển đất nước bền vững.

3.Xây dựng đạo đức, định hướng tư duy

Vớinhững nguyên tắc đạo đức và vị trí văn hóa của mình, Phật giáo Việt Nam đã vàđang bền bỉ với nhiệm vụ xây dựng các giá trị đạo đức con người, góp phần địnhhướng tư duy và điều chỉnh hành vi của cộng đồng, xã hội. Từ Trung ương Giáohội đến các địa phương, các chùa, tự viện, thiền viện… đã tổ chức nhiều khóatu, trại hè, các hoạt động Phật pháp... dành cho thanh thiếu niên. Thông qua đógiáo dục thế hệ trẻ hiểu được lễ nghi, phải trái, hiếu thuận, nhân quả, tộiphúc, sự biết ơn, đền ơn, báo ân, báo hiếu cha mẹ, thầy cô, có nếp sống lànhmạnh, văn minh và có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. Tuyên truyền và giảnggiải ý nghĩa của việc hạn chế sát sinh, không săn bắt các loài thú hoang dã,không phá rừng mà tăng cường trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ không dùng đồ nhựa một lần để bảovệ môi trường, các cấp Giáo hội động viên Phật tử thực hiện tốt đường lối củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ an ninh trật tự xã hội, thựchiện tốt phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư,xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Tuyên truyền, vận động người dân thựchiện tốt văn hóa giao thông mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Bộ Giao thông Vậntải, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã ký kết.

Hoạtđộng nhân đạo từ thiện, an sinh xã hội của Giáo hội tiếp tục được phát triển vàmở rộng, góp phần cùng Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chăm lo chongười nghèo, người có công với nước, trẻ em mồ côi, xây dựng nhà tình thương,nhà Đại đoàn kết; mở các phòng khám từ thiện miễn phí; cứu trợ và giúp đỡ đồngbào vùng bị thiên tai, bão lũ. Đặc biệt, năm 2020, trong cuộc chiến phòng,chống dịch COVID-19, Giáo hội và đông đảo Tăng - Ni, Phật tử đã có nhiều hoạtđộng trợ giúp kịp thời tới cộng đồng thiết thực, hiệu quả, chung tay cùng cáccấp chính quyền và nhân dân chăm lo, chia sẻ, giúp đỡ nhiều gia đình khó khăn,người khuyết tật, neo đơn, người nghèo, lao động bị ảnh hưởng của đại dịch vàthiên tai bão lũ tại miền Trung.

4.Gắn bó trong khối đại đoàn kết toàn dân

Vớitư cách là thành viên trong khối đại đoàn kết toàn dân, chư Tăng - Ni, Phật tửluôn luôn gắn bó với dân tộc trong mọi hoạt động xã hội, thực hiện tốt phươngchâm Dân tộc - Đạo pháp - Chủ nghĩa xã hội. Các Ban Trị sự Hội Phật giáo tỉnh,thành trong toàn quốc thường xuyên động viên tăng, ni, phật tử tại địa phươnghoàn thành tốt các phong trào ích nước lợi dân, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ môitrường, xây dựng nếp sống văn minh trên địa bàn, tham gia các tổ chức chính trị- xã hội, các hoạt động xã hội, vì lợi ích của đất nước và dân tộc như tham giaứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND, Mặt trận Tổ quốc các cấp từ Trung ương đến địaphương. Nhiều vị chức sắc tu hành được người dân tin tưởng bầu làm đại biểuQuốc hội, HĐND; thể hiện được vai trò đặc biệt trong việc vận động quần chúngxây dựng đời sống văn hóa, kinh tế - xã hội ở các địa bàn dân cư; đẩy mạnh việctruyền bá đạo pháp tại vùng sâu, vùng xa, biên cương, hải đảo để tinh thần Phậtgiáo tiếp tục được lan tỏa nơi phên giậu của Tổ quốc.

Là tôn giáo của từ bi, của lòngnhân ái và tính hướng thiện, Phật giáo ra đời vì cuộc sống của con người và chochính hạnh phúc, an lạc của nhân loại. Trong thực hành giáo lý và cuộc sống, đạoPhật luôn đề cao tinh thần "Phật pháp bất ly thế gian pháp" - đạo Phậtvà đời luôn gắn liền nhau. Triết lý này của Phật giáo có ngay từ khi mới du nhậpvào Việt Nam, là tư tưởng nhập thế của vua Trần Nhân Tông, Trần Thái Tông, cácvị thiền sư thời Lý - Trần và tiếp nối đến ngày nay. Với gần 2000 năm gắn bó vàđồng hành với dân tộc, Phật giáo Việt Nam đã trải qua những thăng trầm cùng lịchsử đất nước. Phật giáo đã thấm sâu, lan tỏa, hòa quyện vào xã hội Việt Nam, làmột phần quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam.

Trong bất cứ thời kỳ nào của lịch sử, Phậtgiáo cũng có những đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốcvới tinh thần "Hộ quốc, an dân" và phương châm "Đạo pháp - Dântộc và Chủ nghĩa xã hội". Trong những năm gần đây, các hoạt động Phật sựvà hoạt động xã hội của Phật giáo luôn có sự đổi mới, bám sát thực tiễn sinhđộng, luôn hướng đến con người, vì con người; các hoạt động từ thiện, nhân đạo,an sinh xã hội được đông đảo tín đồ, Phật tử và người dân đồng lòng ủng hộ.

Đảng và Nhà nước ta luôn đánh giá cao sự thamgia, đóng góp tích cực về vật chất và tinh thần của Phật giáo trong phòng,chống đại dịch COVID-19, cùng cả nước củng cố, phát huy tinh thần, sức mạnh đạiđoàn kết toàn dân tộc, vượt qua khó khăn, chiến thắng đại dịch, góp phần phụchồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Đảng, Nhà nước ta luônkhẳng định và thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tínngưỡng, tôn giáo của nhân dân; bảo đảm các hoạt động tôn giáo đúng pháp luật,đúng hiến chương và điều lệ của tôn giáo được Nhà nước công nhận; thực hiện tốtmục tiêu đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc; phát huy giá trị vănhóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự pháttriển đất nước (theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng).

Hệ tư tưởng Phật giáo có giá trịvượt không gian và thời gian. Bất cứ ở đâu và bất cứ thời đại nào, tư tưởng đạođức của Phật giáo vẫn giữ giá trị cốt lõi trong nền tảng đạo đức nhân loại. ĐạoPhật lấy chúng sinh làm đối tượng để phụng sự, đặt sự tồn tại của mình trongmối tương quan mật thiết với sự tồn tại và tiến hóa của xã hội loài người. Phậtgiáo vượt lên trên các hệ thuyết của các tôn giáo khác, mỗi khi Phật giáo cómặt đều để lại dấu ấn sâu rộng, bền chắc trong lòng mỗi người dân, mỗi dân tộc.Phật giáo hòa nhập và làm phong phú, đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc ở nơi Phậtgiáo đặt chân đến. Bởi đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ, đi đến đâu thì nơiấy trở nên tươi mát, hạnh phúc và an lạc.

Bảo đảm ngày càng tốt hơn an sinh xã hội luôn là một chủ trương, nhiệm vụ lớn, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự ổn định chính trị - xã hội và là chìa khóa để phát triển toàn diện và bền vững. Xác định rõ tầm quan trọng đó, thời gian qua, Quảng Ninh luôn quan tâm thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, nâng cao sức khỏe thể chất, đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

“Không để ai bị bỏ lại phía sau” là quan điểm, chủ trương nhất quán trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh. Và càng trong hoàn cảnh khó khăn, giữa những ảnh hưởng nặng nề của thiên tai thì quan điểm ấy vẫn đang và sẽ tiếp tục được cụ thể hóa bằng những chính sách thiết thực, phù hợp và kịp thời, thể hiện sự chung tay, sẻ chia đầy trách nhiệm của tỉnh đối với nhân dân. Cụ thể, ngay sau cơn bão số 3, tỉnh đã huy động cả hệ thống chính trị, các lực lượng vũ trang và toàn dân tham gia tập trung khắc phục hậu quả do cơn bão gây ra trong đó đã huy động hơn 70.660 lượt cán bộ, chiến sĩ; 1.535 cán bộ ngành điện, ngành viễn thông; 01 trực thăng; 1.580 lượt ô tô; 110 lượt máy xúc; 465 lượt tàu, xuồng – một lực lượng, phương tiện hùng hậu chưa từng có nhanh chóng khắc phục hư hỏng về điện, viễn thông, nước, giao thông, môi trường cơ bản trong 5 ngày; kịp thời gặp gỡ, hỏi thăm, chia sẻ với những gia đình không may bị nạn; động viên các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác ứng phó, khắc phục bão số 3; ổn định đời sống cho nhân dân.

Cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 213 tham gia hỗ trợ các cơ quan, người dân thu dọn vệ sinh, cây gãy đổ sau cơn bão số 3. Ảnh: Thu Chung - Trúc Linh

Cùng với đó, Quảng Ninh đã nhanh chóng ban hành Quyết định số 2551/QĐ-UBND ngày 10/9/2024 cấp bổ sung có mục tiêu cho các địa phương khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão là 180 tỷ đồng. Đồng thời, ngày 23/9/2024, HĐND tỉnh khóa XIV đã tổ chức Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) thông qua một số biện pháp hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3 trên địa bàn tỉnh năm 2024, trong đó đã bố trí kinh phí khắc phục hậu quả bão số 3, mưa lũ sau bão và thực hiện các chính sách an sinh xã hội là 1.000 tỷ đồng từ nguồn điều chỉnh giảm nêu trên và nguồn ngân sách tỉnh, ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu bù mặt bằng chi cho tỉnh Quảng Ninh. Tỉnh cũng đã thành lập tổ công tác xây dựng chính sách hỗ trợ, khắc phục, hậu quả cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh; tập trung rà soát, xây dựng trình HĐND tỉnh ban hành một số chính sách khẩn cấp hỗ trợ người dân gồm: Biện pháp hỗ trợ thiệt hại nặng nề về nhà ở do bão số 3 (Yagi) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên đang học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm học 2024 - 2025; hỗ trợ một phần chi phí trục vớt phương tiện thuỷ của tỉnh Quảng Ninh bị chìm đắm do bão số 3 (Yagi) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và các đối tượng khó khăn khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh lên khoảng 1,4 lần so với hiện hành.

9 tháng năm 2024, các cấp, ngành, địa phương trong toàn tỉnh cũng đã tập trung triển khai nhiều hoạt động nhất là trong dịp Tết Nguyên đán và nghỉ lễ 30/4-1/5 nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Trong dịp Tết Nguyên đán, các cấp trong toàn tỉnh đã tổ chức 1.769 hoạt động văn hóa, thể thao, hội chợ, triển lãm; 115 hoạt động, sự kiện du lịch, văn hóa, văn nghệ thể thao dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Nổi bật là Chương trình Carnaval Hạ Long 2024 với chủ đề “Sáng bừng cùng kỳ quan” để lại cho người dân và du khách những dấu ấn đặc biệt, kỷ niệm đẹp và sự trải nghiệm đầy thú vị tại Quảng Ninh. Các hoạt động chào mừng ngày Quốc khánh 2/9 được tổ chức sôi nổi như: Tổ chức Lễ hội Khinh khí cầu “Thành phố Di sản - Sắc màu Hạ Long” năm 2024, thu hút đông người dân, du khách tham gia bay thử trải nghiệm; tổ chức các chương trình Âm nhạc đường phố, các hoạt động văn hóa văn nghệ tại phố đi bộ, các điểm trung tâm văn hóa, các điểm tập trung nhiều du khách...

Công tác giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, 9 tháng năm 2024, trên địa bàn tỉnh đã giảm 226/246 hộ nghèo, bằng 91,86% kế hoạch năm 2024; giảm 1.591 hộ cận nghèo, bằng 132,58% kế hoạch năm. Bên cạnh các chính sách của Trung ương, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành những chính sách riêng nhằm bảo đảm an sinh xã hội như chăm sóc, trợ giúp người có công với cách mạng, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng yếu thế, người nghèo; hỗ trợ giáo dục, hỗ trợ BHYT... Đối với công tác an sinh xã hội ở vùng DTTS, tỉnh tập trung chỉ đạo chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV, năm 2024 dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11/2024 đồng thời triển khai có hiệu quả các dự án, chương trình, chính sách đến vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.

Thời gian tới, để người dân trên địa bàn tiếp tục được thụ hưởng những chính sách an sinh xã hội, nâng cao sức khỏe thể chất, đời sống vật chất và tinh thần một cách tốt nhất, các cấp, các ngành tiếp tục tập trung thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi) và kế hoạch triển khai thực hiện của Ủy ban nhân dân tỉnh; triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách chăm lo cho các đối tượng người có công với cách mạng, các đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng yếu thế, người nghèo, bảo vệ phụ nữ, trẻ em; phấn đấu 100% các đối tượng thụ hưởng đủ điều kiện được hưởng chế độ, chính sách đầy đủ, kịp thời, tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để hoàn thành chỉ tiêu không còn hộ nghèo và giảm 50% hộ cận nghèo theo quy định chuẩn nghèo đa chiều tại Nghị quyết số 13/2023/NQ-HĐND ngày 30/3/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng mục đích, ý nghĩa của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, trọng tâm là xây dựng Gia đình văn hóa, Thôn, khu phố văn hóa, Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đến các tầng lớp nhân dân; tổ chức đa dạng và phong phú các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các chương trình biểu diễn nghệ thuật, các giải thể thao... nhằm nâng cao đời sống sức khỏe, tinh thần cho nhân dân.