Vai trò của tâm lý học trong giáo dục đang ngày càng được đề cao, đặc biệt là trong thời điểm mà học sinh, sinh viên ngày càng bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố tiêu cực bên ngoài và có dấu hiệu suy đồi về đạo đức, nhận thức. Ứng dụng tâm lý học trong ngành giáo dục có thể đem đến những thay đổi tuyệt vời cho cả giáo viên và học sinh, góp phần xây dựng môi trường học đường văn minh, lành mạnh hơn rất nhiều.

Vai trò của tâm lý học trong giáo dục cần ứng dụng như thế nào?

Hiện nay vai trò của tâm lý học không chỉ được thể hiện trong giáo dục mà còn vô vàn các khía cạnh khác như marketing, pháp luật, tuyển dụng.. và đều có thể mang đến nhiều giá trị tích cực rõ ràng nếu áp dụng chính xác. Tuy nhiên với khía cạnh giáo dục thì mảng tâm lý bắt đầu được chú trọng nhiều hơn bởi học sinh chính là mầm non kiến tạo đất nước ở tương lai và cũng luôn là đối tượng được quan tâm hàng đầu.

Vậy làm thế nào để sớm đưa các ứng dụng tâm lý học trong giáo dục để phát huy hết các thế mạnh của mình?

Vai trò của tâm lý học trong giáo dục là rất quan trọng, đặc biệt trong thời điểm mà tỷ lệ học sinh gặp các vấn đề tâm lý đang ngày càng tăng cao. Tuy nhiên việc đưa vào ứng dụng các năng lực của tâm lý học vào môi trường học đường vẫn cần thời gian dài và cần có sự thay đổi từ bộ giáo dục, nhà trường và cả phụ huynh để có thể đem lại môi trường phát triển tốt nhất cho mỗi học sinh.

Nguyễn Đức Tuấn Dũng, cựu học sinh THPT Kim Liên, đã xuất sắc ghi dấu ấn khi nhận được thư mời nhập học từ Maastricht University, một trong những trườngChi tiết

Đối với bản thân tôi, khi sống xa gia đình, tôi trở nên trưởng thành hơn rất nhiều, tôi biết trân trọng hơn từng phút giây được ở bên mái ấm thân yêu của mình. Tết đã đến rất gần, trong những ngày lễ của sự sum vầy, tôi muốn gửi hết tâm tư của một người con xa nhà gói gọn lại nơi đây…

Khi nhận được thông báo được trúng tuyển vào trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành, cả nhà tôi đã rất vui mừng và hạnh phúc, tuy nhiên, niềm vui còn chưa được trọn vẹn thì tôi đã phải đối mặt với thực tế phũ phàng rằng: tôi sẽ phải sống và đi học xa nhà. Giây phút đó tôi đã rất hoang mang, lo lắng với việc một mình sống ở Hà Nội, cách nhà tôi hơn 300 km… Vì muốn trấn an tôi, mẹ tôi liền nói đùa: “Vậy là con gái mẹ sắp được trải nghiệm cuộc sống sinh viên xa gia đình sớm rồi đấy nhỉ”.

Khoảng thời gian đầu khi mới chuyển lên sinh sống ở nơi thủ đô hoa lệ, nỗi nhớ nhà giày vò tôi hàng đêm, nó khiến tôi không tài nào ngủ được, nước mắt cứ thế tuôn rơi ướt đẫm gối. Nhìn các bạn khác được bố mẹ đưa đón đi học mà tôi chạnh lòng, tủi thân biết mấy. Tôi nhớ, nhớ những lời nhắc nhở của mẹ mỗi khi tôi quên dọn phòng, nhớ lời trách móc của bố khi tôi quên ăn sáng, nhớ cơm mẹ nấu, nhớ hai đứa em nghịch ngợm khiến tôi phát phiền mỗi ngày. Xa nhà, tôi mới nhận ra những điều trước đây khiến tôi phát ngán ấy giờ đây lại trở thành những điều tôi trân quý nhất.

Thực lòng mà nói, đã có lúc quá yếu lòng, tôi muốn buông bỏ tất cả đề về với gia đình. Nhưng may mắn thay, tôi đã vượt qua được nỗi nhớ nhà, vượt qua được hết tất cả khó khăn tại nơi đất khách quê người, có lẽ bản tính mạnh mẽ này tôi được thừa hưởng từ mẹ tôi, chính mẹ là người đã truyền cho tôi một nghị lực sống mãnh liệt.

Tôi có hối hận khi quyết định sống xa nhà không ư? Không hề!

Cuộc sống xa nhà đã giúp tôi trưởng thành hơn rất nhiều, khiến tôi trở nên tốt đẹp, hoàn thiện hơn từng ngày. Xa nhà, tình yêu mà tôi dành cho gia đình mình ngày càng sâu đậm hơn, ngày nào tôi cũng phải facetime về cho bố mẹ, tôi đếm từng ngày đến kì nghỉ để có thể về bên mái ấm thân thương. Xa nhà, tôi trở nên tự giác hơn trong công việc nhà, từ nấu ăn đến dọn dẹp phòng đều không cần bố mẹ giục như khi còn ở nhà nữa. Xa nhà, tôi tự lập hơn rất nhiều, tôi tự biết chăm sóc bản thân, tự giải quyết các vấn đề của mình và còn kiếm được những đồng tiền đầu tiên bằng công sức của mình nữa.

Tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến bố mẹ tôi vì đã luôn động viên, khích lệ tôi và cho tôi cơ hội được sống tự lập. Nhờ có cơ hội này mà tôi đã nhận ra giá trị của cuộc sống và biết trân trọng những gì tôi đang có. Hi vọng những ai đang được ở bên gia đình luôn luôn biết trân trọng và yêu thương mái ấm của mình để đến khi rời xa sẽ không phải hối tiếc điều gì cả. Tôi cũng muốn gửi một lời nhắn nho nhỏ đến những người con xa xứ, sống xa gia đình rằng hãy luôn thật mạnh mẽ, can đảm và vững tin vào bản thân mình, rồi tất cả nỗi buồn, khó khăn cũng sẽ qua đi!

Bài viết: Đỗ Phương Thảo (10D1)

Vai trò của tâm lý học trong giáo dục

Giáo dục là một yếu tố cơ bản quan trọng trong quá trình phát triển và hình thành nhân cách của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tiếp thu nền giáo dục đúng cách, văn minh trong những năm tháng đầu đời có tác động trực tiếp đến quá trình hình thành nhân cách, nhận thức hay sự phát triển của mỗi người. Tâm lý học học đường (Psychologie scolaire) được ứng dụng để chăm sóc sức khỏe tinh thần cho cả học sinh và giáo viên.

“Tâm lý học là gốc của giáo dục” bởi khi nắm bắt được quy luật của tâm lý con người chúng ta hoàn toàn có thể dựa vào đó để định hướng sự phát triển, bồi đắp nhân tài, hoàn thiện được về mặt nhân cách của từng người. Khám phá được thế giới quan sâu sắc của con người luôn là một lĩnh vực thú vị và đặc biệt cần thiết để bảo vệ họ tránh khỏi những điều tiêu cực xuất phát từ chính đời sống nội tâm bên trong.

Vai trò của tâm lý học trong giáo dục có thể tác động đến nhiều đối tượng bao gồm cả giáo viên, học sinh và gia đình. Đặc biệt trong giai đoạn mà tâm lý học đường đang trở nên cực kỳ nhạy cảm, mang nhiều màu sắc, ẩn chứa cả những điều tiêu cực mà chúng ta không bao giờ lường trước được. Vậy tâm lý học có thể mang đến lợi ích gì trong việc giải quyết những vấn đề này?

Không thể phủ nhận rằng tỷ lệ học sinh gặp các vấn đề tâm lý hiện nay như trầm cảm, rối loạn lo âu hiện nay đang ngày càng tăng cao, thậm chí đạt đến những con số đáng báo động. Nguyên nhân dẫn đến những vấn đề này có rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như áp lực học tập, bạo lực học đường, gia đình không hạnh phúc .. Khi tâm trí tiêu cực cũng dẫn đến học hành sa sút, tinh thần dễ kích động và có xu hướng nổi loạn nhiều hơn.

Trong môi trường học đường, tâm lý học sinh thường còn rất non nớt, chưa thể thích ứng được với những tình huống bất ngờ hay những căng thẳng trong cuộc sống đồng thời cũng không thể tìm cách giải tỏa phù hợp. Mặt khác do sự phát triển của xã hội cùng với việc sử dụng internet, mạng xã hội không thể kiểm soát, học sinh cũng dễ dàng tiếp cận với những thông tin tiêu cực, thiếu văn minh, không phù hợp với lứa tuổi hơn.

Vai trò của tâm lý học trong giáo dục đối với học sinh trước hết là để nắm bắt được tâm lý của các em và định hướng sự phát triển phù hợp cho cho trẻ, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ suy thoái đạo đức ở lứa tuổi thanh thiếu niên đang diễn ra mạnh mẽ từng ngày. Trẻ em chính là mầm non của đất nước và việc được tiếp nhận nền giáo dục đúng cách sẽ cực kỳ quan trọng.

Thực tế bất cứ học sinh, sinh viên nào cũng có vô vàn những áp lực tâm lý xuất phát từ kết quả học tập, áp lực đồng trang lứa, những tâm sự tuổi mới lớn, những băn khoăn về giá trị cá nhân, nhưng biến đổi trên cơ thể từng ngày..

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tâm lý học sinh, sinh viên hiện nay có xu hướng nhạy cảm hơn so với thời đại trước đây đồng thời chúng cũng thường áp dụng các biện pháp giải tỏa tiêu cực, chẳng hạn như dùng chất kích thích, rạch tay hay có các hành vi bốc đồng khác. Những học sinh quậy phá, thường xuyên đánh nhau hay có các hành vi công kích với bạn bè hay thầy cô giáo cũng được bắt nguồn từ những nhận thức sai lệch được bắt nguồn từ các vấn đề khúc mắc trong tâm trí.

Trong các nguyên tắc để phát triển toàn diện cho trẻ em thì yếu tố tâm lý, cảm xúc cũng là một trong những khía cạnh quan trọng. Bởi chỉ khi tinh thần thoải mái, lạc quan, nghĩ đến những điều tích cực thì mới có thể tiếp thu kiến thức tốt, mới có thể chất tốt nhất để tham gia vào các hoạt động vui chơi, sinh hoạt khác.

Việc phát hiện và hành động sớm đối với những học sinh có tâm lý tiêu cực đóng vai trò rất quan trọng để ngăn chặn các hành vi như tự sát đã và đang diễn ra cực kỳ nhiều hiện nay. Tâm lý học trong giáo dục đóng vai trò thiết yếu trong việc gỡ bỏ các khúc mắc, điều chỉnh các hành vi, nhận thức lệch lạc của học sinh theo hướng đúng đắn, phù hợp với lứa tuổi hơn.