Có nhiều chỉ số khác nhau được dùng để đánh giá sự giàu có của một quốc gia, vùng lãnh thổ, nhưng thường bao gồm tổng sản phẩm trong nước (GDP), GDP bình quân đầu người hoặc tổng thu nhập quốc dân (GNI).

Các thị trường ngoại hối đã trải qua một đợt khó khăn vào năm 2022, nhưng ở một số quốc gia, sự kết hợp của áp lực địa chính trị và những sai lầm chính sách của ngân hàng trung ương đã đẩy tiền tệ vào “vòng xoáy tử thần”.

Đồng USD đã tăng giá mạnh so với hầu như tất cả mọi đồng tiền trên thế giới trong năm nay, do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) triển khai một chiến dịch thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh tay để chống lạm phát. Ngoài ra, giới đầu tư toàn cầu cũng mua mạnh đồng USD trong bối cảnh bất ổn địa chính trị gia tăng và các cú sốc kinh tế vĩ mô vì đồng tiền này vốn được coi là một “hầm trú ẩn”.

Nhìn chung, các nhà sản xuất dầu lớn và các ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất một cách dứt khoát đang có xu hướng tốt hơn.

Cũng có một số ít ngoại lệ là những nước sản xuất dầu lửa và những nước có ngân hàng trung ương sớm tăng mạnh lãi suất. Đồng tiền của những nước này trụ vững hơn trước sự leo thang mạnh mẽ của đồng USD. Còn lại, đồng tiền của hầu hết các nền kinh tế từ phát triển cho tới mới nổi và đang phát triển đều trầy trật.

Theo hãng tin CNBC, giáo sư kinh tế học ứng dụng Steve Hanke của Đại học Johns Hopkins, Mỹ, vừa đưa ra danh sách những đồng tiền mất giá mạnh nhất thế giới năm nay. Đồng Cedi của Ghana nằm trong danh sách này.

Đồng Cedi đã đạt mức thấp kỷ lục mới so với đồng đô la vào ngày 9/11 và có thời điểm chạm mốc 14,24 trước khi phục hồi nhẹ trở lại. Theo dữ liệu của Refinitiv, đồng cedi bắt đầu năm nay với mức chỉ hơn 6 cedi mỗi đô la, điều này có nghĩa là đồng bạc xanh đã tăng hơn 132% so với tiền tệ của quốc gia Tây Phi này.

Những vấn đề mà nền kinh tế Ghana đang phải đối mặt bao gồm chi phí sinh hoạt tăng cao và gánh nặng nợ nần không bền vững khiến Chính phủ nước này phải tìm kiếm sự hỗ trợ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Cú sốc mới nhất đối với đồng Cedi xảy ra khi Ngân hàng Trung ương Ghana hủy bỏ một cuộc đấu giá ngoại hối theo lịch trình và các cuộc biểu tình đã được tổ chức tại Thủ đô Accra trong tháng này yêu cầu Tổng thống từ chức.

Nhà giao dịch Murega Mungai của công ty AZA Finance cho biết: “Ngân hàng đã thực hiện một loạt biện pháp để ngăn chặn vòng xoáy kéo dài cả năm của tiền tệ, bao gồm một cuộc kiểm soát bất thành đối với những người bán tiền tệ không có giấy phép. Ngân hàng trung ương cũng đã mua đô la trực tiếp từ các công ty khai thác để tăng dự trữ, khiến thị trường thiếu tính thanh khoản cần thiết. Trong bối cảnh đó, chúng tôi dự báo đồng cedi sẽ tiếp tục chịu áp lực trong thời gian tới, có thể suy yếu ngoài mức 14,50”.

Tuy nhiên, đồng Cedi mới chỉ là đồng mất giá mạnh thứ ba trên thế giới trong năm nay. Vị trí thứ hai thuộc về đồng Peso của Cuba, với mức giảm 56,36% so với USD kể từ đầu năm. Đứng ở vị trí đầu bảng của xếp hạng là Đôla Zimbabwe, đồng tiền đã mất giá 76,74% so với USD kể từ tháng 1. Cả Zimbabwe và Cuba đều đang chứng kiến lạm phát tăng chóng mặt.

Dữ liệu từ cơ quan thống kê Zimbabwe ZimStat cho biết tuần trước rằng “vòng xoáy kinh tế chết chóc của Zimbabwe vẫn tiếp tục quay”. Cơ quan thống kê quốc gia ZimStat đã báo cáo rằng lạm phát của Zimbabwe vào tháng 10 đã tăng 268% so với năm trước, nhưng ước tính của riêng giáo sư Steve Hanke là 417%. Tương tự như Ghana, các nhà chức trách ở Zimbabwe đã nỗ lực hỗ trợ đồng nội tệ và chống lạm phát bằng cách giảm thanh toán bằng đồng đô la Zimbabwe.

Tuần trước, đồng Pound Ai Cập giảm xuống mức thấp kỷ lục mới so với USD, với 24,42 Bảng đổi 1 USD. Bảng Ai Cập cũng nằm trong top 10 đồng tiền mất giá mạnh nhất thế giới mà giáo sư Hanke đưa ra.

Mới đây, tổ chức đánh giá tín nhiệm Fitch Ratings cắt giảm triển vọng tín dụng của Ai Cập xuống mức “tiêu cực” do trạng thái thanh khoản xấu đi và khả năng tiếp cận vốn từ thị trường trái phiếu suy giảm. Dự trữ ngoại hối của Ai Cập đã giảm về dưới mức 32 tỷ USD trong tháng 10, từ mức 35 tỷ USD hồi tháng 3.

Những đồng tiền khác có mặt trong danh sách của giáo sư Hanke còn có đồng Rupee của Sri Lanka, đồng Bolivar của Venezuela, đồng Leone của Sierra Leone, đồng Kyat của Myanmar, đồng Kip Lào và đồng Hryvnia của Ukraine.

Trong bối cảnh diễn biến đại dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp trên toàn cầu, các kỳ thi Quốc gia đều phải tạm hoãn hoặc ghi nhận sự thay đổi sao cho phù hợp.

Không chỉ riêng Việt Nam, rất nhiều quốc gia xem Đại học chính là cánh cửa quan trọng cho cuộc đời mỗi người. Dưới áp lực này, không ít người đầu tư cho công cuộc đèn sách, biến kỳ thi trở thành một "cửa ải" khó nhằn.

Các kỳ thi tuyển sinh Đại học luôn được xem là những trận chiến thật sự khốc liệt cho dù chúng nằm ở Quốc gia nào, đặc biệt tại các nước Á Đông - nơi vẫn đề cao việc học hành và thi cử theo cách thức truyền thống.

Có nhiều kỳ thi được đánh giá là cực kỳ khắc nghiệt do tỷ lệ chọi cao. Các sĩ tử không những cần trang bị hệ thống kiến thức sâu rộng mà còn phải chuẩn bị một "tâm lý thép" để chịu được áp lực trước và trong kỳ thi.

Kỳ thi Tuyển sinh Đại học của Trung Quốc (Gaokao) được đánh giá là một trong những kỳ thi khắc nghiệt nhất với  tỷ lệ chọi cực cao, đặc biệt ở những trường top đầu. Hàng năm, Trung Quốc ghi nhận khoảng 10 triệu học sinh tham dự kỳ thi, nhưng chỉ hơn 200.000 người được lọt vào các trường top đầu.

Gaokao có 3 môn thi bắt buộc là Toán, Tiếng Trung và Ngoại ngữ. Ngoài ra, thí sinh có thể chọn 3 môn tự chọn được chia làm 2 loại là Khoa học (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Nghệ thuật (Lịch sử, Địa lý và Giáo dục chính trị). Với độ khó cao, đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức rộng và khả năng tư duy nhạy bén, các sĩ tử đã phải chịu rất nhiều áp lực.

Nhiều phương pháp kỳ lạ đã được các công dân xứ sở tỷ dân này áp dụng để tăng khả năng tập trung, giảm bớt những rủi ro không đáng có như uống thuốc tăng trí nhớ, uống thuốc tránh thai để làm chậm chu kỳ kinh nguyệt,....

Kỳ thi tuyển sinh Đại học tại Hàn Quốc có tên gọi Suneung - được xem là sự kiện có tính chất quan trọng hàng đầu do đất nước này rất coi trọng việc thi cử. Chính bởi lẽ đó, các công ty văn phòng làm việc muộn hơn để giao thông không ách tắc; các chuyến bay hạn chế tối đa để tránh làm ồn,...

Để chuẩn bị cho kỳ thi, học sinh Hàn Quốc đã phải bắt đầu hành trình từ năm 13 -14 tuổi và thậm chí dành tới 16 tiếng/ngày để học trong giai đoạn nước rút.

Sĩ tử khi đi thi sẽ phải trải qua các môn thi gồm: Quốc ngữ, Toán học, Tiếng Anh,  học tự nhiên. Khoa học xã hội. Học sinh có thể chọn thêm môn ngoại ngữ 2 (tiếng Đức, Pháp, Nga, Trung, Nhật, Tây Ban Nha, Ả Rập hoặc tiếng Việt)

Nhật Bản là một trong các quốc gia đang hứng chịu nhiều điều tiếng vì mức độ căng thẳng của kỳ thi tuyển sinh Đại học. Thậm chí, khoảng thời gian ôn luyện còn được gọi với cái tên "juken jigoku", có nghĩa là "địa ngục thi cử". Áp lực vô hình từ gia đình và xã hội khiến tỷ lệ tự tử vào mỗi kỳ thi tăng cao hơn bao giờ hết.

Kỳ thi dành cho thí sinh Nhật Bản thường gồm khá nhiều vòng. Senta Shiken là vòng thi đầu tiên được tổ chức vào giữa tháng 1 dành cho các em có nguyện vọng vào trường công lập và các trường của tỉnh/thành phố. Sau đó, học sinh còn phải tham gia thêm kỳ thi riêng của ngôi trường mình mong muốn theo học.

Kỳ thi tuyển sinh đại học ở Ấn Độ (JEE) được ví von là "kỳ thi khó nhất thế giới" với tỉ lệ chọi cực kỳ cao do mong muốn đổi đời của các em học sinh. Nhiều trường tổ chức hẳn kỳ thi riêng để tuyển chọn tân sinh viên nhưng nổi tiếng nhất là kỳ thi vào 7 trường kỹ thuật hàng đầu với kỳ thi IIT - JEE.

Bài thi gồm hai hình thức Paper-I và Paper-II, thí sinh có thể chọn một trong hai hoặc cả hai. Hằng năm có khoảng 1,3 triệu thí sinh đăng ký dự thi nhưng chỉ có khoảng 10.700 người đủ điều kiện để theo học.

Ở Mỹ, học sinh tham dự bài thi GRE (Graduate Record Examination) để lấy điểm xét tuyển vào các trường Đại học. Đây là một trong những kỳ thi được thực hiện rộng rãi trên toàn cầu và luôn lọt top kỳ thi khó nhất thế giới ở hai hình thức là trực tuyến và ngoại tuyến.

Theo Educational Testing Service, nội dung thi của GRE bao gồm suy luận ngữ nghĩa, suy luận định lượng và viết phân tích. Thời gian làm bài thi là 3 giờ 45 phút.

Kỳ thi tú tài hay còn gọi là thi tốt nghiệp THPT (Bac) được coi là một nghi thức truyền thống quan trọng tại Pháp, thu hút sự tham dự của đông đảo các em học sinh mỗi năm. Hiện tại, "Bac" bao gồm 3 hình thức thi khác nhau và có thể chọn lựa: Chuyên ngành, tập trung vào các ngành nghề như mộc; Công nghệ - tập trung vào khoa học máy tính; Tú tài tổng quát.

Điều thú vị, môn học được yêu thích tại Pháp là Triết học, và môn học này cũng chiếm phần lớn trong đề thi mà các học sinh cần phải giải đáp.

Dù vậy, trong bối cảnh diễn biến đại dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp trên toàn cầu, các kỳ thi Quốc gia đều phải tạm hoãn hoặc ghi nhận sự thay đổi sao cho phù hợp. Đặc biệt, các kỳ thi chuẩn hóa quốc tế thường được dùng rộng rãi để xét tuyển vào các trường đại học tnhư A-Level, SAT, ACT, IB… cũng đã được thông báo hủy nhằm đảm bảo an toàn tối đa.

Thành phố tổ chức buổi xét nghiệm tổng lực cho các sĩ tử bước vào kỳ thi sắp đến vào ngày 7/7.

Vì một định kiến sai lệch nào đó mà hầu như ai cũng cho rằng: Chỉ có thi đậu Đại học bằng điểm thi tốt nghiệp THPT thì mới giỏi?

Cùng "tủ sâu" đề thi THPT Quốc gia với hội nhà giáo online dưới đây nha!

https://thuonghieuvaphapluat.vn/ky-thi-dai-hoc-tren-the-gioi-nuoc-nao-khac-nghiet-nhat-vz2279.html

Giờ phút đưa tiễn năm cũ và đón chào năm mới luôn là một khoảnh khắc thiêng liêng mà cả thế giới đều hướng về. Ở mỗi quốc gia, người ta có cách đón mừng năm mới theo những cách rất riêng nhưng tất cả đều cầu chúc cho một năm mới với nhiều may mắn, bình an, như ý. Cùng tìm hiểu không khí đón Tết trên thế giới nhé!

Ở các nước phương Tây, mọi người thường đổ ra đường và tập trung ở các quảng trường lớn để gặp gỡ, trò chuyện, uống bia để ôn lại những gì đã qua trong một năm cũ và chào đón một năm mới may mắn hơn, nhiều niềm vui hơn. Ở nước Anh, đêm giao thừa hằng năm người dân thường tụ tập ở quảng trường Trafalgar và Piccally Circus hay ở bất cứ nơi nào có thể nghe được tiếng chuông đồng hồ Big Ben của thủ đô London báo hiệu năm mới đã đến.

Tất cả mọi người du quen hay lạ đều nắm tay nhau hát bài Auld Lang Syne và cùng đếm ngược đến thời khắc năm mới. Khi tiếng chuông đồng hồ Big Ben vang lên, đó là một khoảng khắc thiêng liêng, một giây tĩnh lặng với biết bao ước nguyện trong lòng mỗi người rồi sau đó vỡ òa trong những cái ôm, những cái ôm, những lời chúc dành cho nhau. Họ cạn ly và câu cửa miệng sẽ luôn là “Happy new year” (Chúc mừng năm mới). Tuy nhiên, vào ngày 21/8/2017 vừa qua, việc đồng hồ Big Ben phải tạm ngừng hoạt động trong 4 năm cho việc sửa chữa đã khiến nhiều người dân Anh phải tiếc nuối và có thể sẽ ảnh hưởng đến không khí đón Tết của London năm nay. Chúng ta cùng đợi xem nước Anh sẽ đón Tết thế nào khi vắng tiếng chuông đồng hồ Big Ben nhé!

Trước đây, Nhật Bản cũng đón Tết âm lịch như Việt Nam chúng ta nhưng từ năm 1873 đến nay họ đã chuyển sang ăn Tết dương lịch như các nước phương Tây. Mặc dù vậy, người dân Nhật Bản vẫn giữ lại những phong tục truyền thống của mình như tổng vệ sinh, trang trí nhà cửa, làm các món ăn truyền thống, làm thiệp chúc Tết để tặng nhau.

Đêm giao thừa ở Nhật Bản được gọi là Omisoka. Vào thời khắc giao thừa, tất cả các ngôi chùa đều đồng loạt gióng lên 108 hồi chuông tượng trưng cho 108 ham muốn trần tục của con người theo quan điểm Phật giáo. Nếu từ chỗ bạn ở không thể lắng nghe được tiếng chuông chùa thì vẫn có thể xem nghi thức này trên các kênh truyền hình. Giao thừa ở Nhật, nhiều người dân vẫn đổ ra đường để tham gia các hoạt động vui chơi, xem bắn pháo hoa, nhưng cũng có rất nhiều người ở nhà với gia đình và cùng nhau thưởng thức mì trường thọ hoặc là ăn lẩu. Du lịch Nhật Bản trải nghiệm tết ở đất nước này nhé.

Giống như các quốc gia khác trên thế giới, người dân ở Mỹ cũng đón tết Dương Lịch trong không khí vui tươi phấn khởi. Vào đêm giao thừa, mọi người thường tập trung ở Times Square, cùng nhau đếm ngược và chào đón khoảng khắc đầu tiên của năm mới. Thời khắc kim đồng hồ vừa điểm 0g, một quả cầu thủy tinh thật to sẽ được thả từ từ xuống cùng hàng nghìn mảnh giấy đủ màu sắc. Khi quả cầu chạm đất cũng là lúc người dân Mỹ hô vang HAPPY NEW YEAR, gửi cho nhau những lời chúc tốt lành nhất và cùng nhau tung những mảnh giấy màu lên trời để cầu mong những điều tốt đẹp cho 1 năm mới đến.

Bước sang những ngày đầu năm mới, cuộc sống ở Mỹ khá tĩnh lặng, các văn phòng chính phủ, cơ quan, trường học đều đóng cửa nghỉ tết và người Mỹ sẽ dành phần lớn thời gian ở bên gia đình, đi thăm hỏi bạn bè hoặc tổ chức ăn uống tại nhà. Trong dịp năm mới, người dân Mỹ có truyền thống ăn bắp cải với hy vọng sẽ gặp được nhiều may mắn. Bên cạnh đó, người Mỹ cũng có phong tục đón năm mới khá độc đáo, cụ thể là người độc thân nếu muốn gặp được một nửa của mình trong dịp năm mới thì hãy mặc trang phục màu vàng, còn người có hy vọng phát tài trong năm mới thì sẽ chọn trang phục màu bạc.

Người Pháp đón năm mới bắt đầu từ ngày 01/01 nhưng ở mỗi miền của nước Pháp thì phong tục đón giao thừa có chút khác biệt. Cụ thể như ở miền Đông, lúc giao thừa, người ta sẽ ngậm đồng tiền vàng cầu mong phát đạt, giàu sang. Ở miền Tây, các chàng trai sẽ vào rừng tìm cây tầm gửi từ chiều cuối năm, anh chàng nào tìm thấy và mang về đầu tiên sẽ được phong ''Vua tầm gửi'', có quyền ôm hôn những cô gái đẹp đi ngang nhà mình trong suốt ngày mùng 1. Theo lịch của người Pháp, mỗi ngày trong một năm mang tên một vị thánh và ngày 31-12, đêm Giao Thừa, được gọi là đêm Thánh Sylvestre. Vào ngày này, người Pháp sẽ tổ chức bữa tiệc thịnh soạn và mời người thân bạn bè đến dự, các thành viên trong gia đình và khách mời sẽ quây quần chúc tụng nhau. Bắt đầu từ đêm giao thừa, người Pháp sẽ uống rượu say sưa cho đến hết đến ngày 3/1 mới kết thúc, bởi họ quan niệm vào ngày tết phải uống cạn hết số rượu mà họ có, như vậy mới mang lại sự điều may mắn, vạn sự như ý trong năm mới, nếu rượu vẫn còn thì sẽ gặp nhiều xui xẻo trong năm.

Ngoài ra, trong những ngày đầu năm mới, người Pháp thường kéo nhau ra đường để xem hướng gió đoán thời vận của năm. Gió thổi hướng Nam sẽ báo hiệu một năm bình an, mưa thuận gió hòa. Gió thổi hướng Tây sẽ là một năm đầy may mắn với nghề đánh cá và nuôi sữa bò. Gió thổi hướng Đông báo hiệu một mùa bội thu, nhà nhà no đủ. Nhưng nếu gió thổi hướng Bắc thì đây sẽ là báo hiệu cho một năm đầy khó khăn. Người dân sống tại thủ đô Paris cũng có một quan niệm rằng trong lần xuất hành đầu tiên của năm mới, nếu ai gặp được 3 anh lính thủy thì người đó sẽ được may mắn cả năm.. Du lịch Châu Âu thời điểm này được coi là đẹp nhất,

Nếu giao thừa ở các nước khác rơi vào cuối 12 đang là mùa Đông lạnh giá bên lò sưởi, áo lên ấm áp và rượu sâm panh thì đêm giao thừa tại Úc thời tiết lên đến gần 40 độ C, vì vậy người dân ở Úc thường chọn các hoạt động ngoài trời cùng trang phục mùa hè để chào đón năm mới với những chuyến đi chơi, những trò giải trí dành cho gia đình tại các bữa tiệc sôi nổi bên sông ở Melbourne và Brisbane. Đại tiệc hòa âm ánh sáng, DJ, khiêu vũ cho đến khi sang năm mới tại khu vực xung quanh công viên Elder thuộc Adelaide.

Úc là một trong những nơi đón giao thừa sớm nhất thế giới. Tết dương lịch ở Úc là những ngày vô cùng sôi nổi náo và nhiệt. Vào những giây phút cuối cùng trước nửa đêm ngày 31-12, người dân Úc sẽ khuấy động không gian bằng tiếng huýt sáo, lục lạc, còi xe và đổ chuông nhà thờ nhằm chào đón năm mới. Thời khắc giao thừa vừa điểm cũng là lúc Sydney trở thành trung tâm đón Giao Thừa của thế giới khi Cầu Cảng Sydney và nhà hát Opera bừng sáng trong những chùm pháo hoa rực rỡ đầu tiên và đẹp nhất thế giới được truyền đi cho hàng tỉ người xem trên khắp mọi nơi.

Cũng như các quốc gia Đông Nam Á, Singapore cũng chịu ảnh hưởng nhiều văn hóa văn minh phương Tây nên từ lâu cũng tổ chức đón tết dương lịch. Khi bắt đầu vào mùa lễ giáng sinh kéo dài đến tết dương lịch, từng con đường, từng khu phố ở đảo quốc Sư tử được trang hoàng lộng lẫy như khoác lên mình chiếc áo mới. Nếu Marina Bay rực sáng với dãy đèn lung linh cả một góc đảo thì các con phố khác cũng lấp lánh không kém, đặc biệt khu phố mua sắm Orchard Road trở nên đông đúc và náo nhiệt hơn bao giờ hết khi các cửa hàng mua sắm mở chiến dịch giảm giá từ 50-70% hàng loạt các mặt hàng đồng hồ, đồ điện tử, dụng cụ thể thao… thu hút sự quan tâm không chỉ với người dân Singapore mà còn với cả du khách quốc tế. Tuy nhiên, kỳ nghỉ tết dương lịch ở Singapore thường diễn ra không dài, không khí tết chỉ trong vài ba ngày kể từ 1/1 của đầu năm dương lịch, sau đó lại quay trở về nhịp sống thường ngày.

Từ nhiều thập niên qua, Thái Lan đã ăn mừng năm mới theo tết dương lịch, tết âm lịch chỉ còn là lễ hội mang tính truyền thống tôn giáo. Tết ở Thái Lan người dân được nghỉ 5 ngày. Bắt đầu từ ngày 28, hàng trăm nghìn người dân Thái rời Bangkok để về quê đón tết. Các ga tàu, bến xe liên tỉnh luôn tấp nập người chờ xe về khắp các nẻo trên đất Thái.

Tết dương lịch là dịp người Thái xum họp gia đình, chúc tết và tặng quà cho nhau. Ngày đầu năm, người Thái sẽ đi lễ chùa, tặng quà tặng tiền cho các nhà sư vì người Thái tin rằng những gì họ cho đi sẽ trở về với họ nhiều hơn trong tương lai. Vào những ngày tết dương lịch, những hàng quán ở Thái đều đóng cửa, trừ một số nơi phục vụ người nước ngoài sẽ vẫn hoạt động như thường.

Năm học của Trung Quốc thường chia làm hai học kỳ với 220 ngày một năm. Học sinh nghỉ ba tuần đến một tháng vào dịp Tết Nguyên đán (tính theo lịch âm, thường rơi vào tháng 1 hoặc tháng 2 dương lịch). Sau kỳ nghỉ Tết là học kỳ 2, thường kết thúc vào tháng 5 hoặc tháng 6.

Thời gian nghỉ hè của Trung Quốc giống với các nước châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ, thường bắt đầu từ tháng 6 đến cuối tháng 8. Học sinh thường dành kỳ nghỉ hè ở lớp học thêm, lò luyện thi để chuẩn bị cho các kỳ tuyển sinh. Ngoài ra, học sinh Trung Quốc được nghỉ 7 ngày nhân ngày quốc khánh (1/10), gọi là Tuần lễ vàng.

Đa số trường học Nhật Bản áp dụng 3 học kỳ, dài 230 ngày một năm. Năm học mới bắt đầu vào đầu tháng 4, ngay sau kỳ nghỉ xuân và kết thúc vào tháng 3 năm sau.

Trẻ em Nhật Bản có ba kỳ nghỉ. Kỳ nghỉ hè khoảng 40 ngày (5-6 tuần), thường từ 20/7 đến 31/8 và không mang ý nghĩa kết thúc năm học cũ như hầu hết quốc gia khác. Ngoài ra, còn có kỳ nghỉ đông (10 ngày, từ 26/12 đến 6/1) và kỳ nghỉ xuân (10 ngày, từ 25/3 đến 5/4) để phân tách ba kỳ học. Ngoài ra, Nhật Bản có 16 ngày lễ quốc gia như ngày Xuân phân, ngày Hiến pháp, ngày của biển...

Trẻ em Nhật Bản có ba kỳ nghỉ. Kỳ nghỉ hè khoảng 40 ngày (5-6 tuần)

Năm học ở Hàn Quốc bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 2 năm sau, được chia thành hai học kỳ (từ tháng 3 đến tháng 7 và từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau) với 220 ngày học một năm. Trong hai kỳ học, nhà trường sẽ sắp xếp kỳ nghỉ giữa kỳ dài hai tuần, nhưng lịch nghỉ chính xác do từng trường quyết định.

Kỳ nghỉ hè ở Hàn Quốc bắt đầu từ cuối tháng 7 đến giữa hoặc cuối tháng 8. Ngoài ra, còn hai kỳ nghỉ khác trong năm gồm: nghỉ Tết Nguyên đán 3 ngày, thường bắt đầu từ ngày đầu tiên của năm mới trong lịch âm (rơi vào tháng 1 hoặc tháng 2 dương lịch) và kỳ nghỉ Chuseok (lễ Tạ Ơn của người Hàn Quốc) dài 3 ngày, tổ chức vào ngày 15/8 âm lịch (rơi vào tháng 9 hoặc tháng 10 dương lịch).

Học sinh Ấn Độ được nghỉ hè tương đối ít, chỉ khoảng 1 tháng (từ tháng 5 đến hết tháng 6) hàng năm. Bù lại, các em có nhiều kỳ nghỉ lễ bởi người dân Ấn Độ theo đạo Hindu, đạo Hồi và Cơ đốc.

Ngoài ra, các em còn được nghỉ lễ Giáng sinh, lễ Diwali, Holi (lễ hội mùa xuân của người theo đạo Hindu), ngày Quốc khánh và nhiều lễ hội khác.

Tại Mỹ, năm học thường kéo dài 180 ngày, từ đầu mùa thu (ở Bắc bán cầu) đến đầu mùa hè. Kỳ nghỉ hè thường kéo dài khoảng 2 tháng rưỡi. Học sinh kết thúc năm học từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6 và bắt đầu năm học mới từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9. Kỳ nghỉ đông thường kéo dài 1-2 tuần, 1 tuần trước lễ Giáng sinh và 1 tuần sau ngày đầu tiên của năm mới.

Học sinh Mỹ có kỳ nghỉ xuân kéo dài 1 tuần, có thể là tuần trước hoặc sau lễ Phục sinh vào tháng 3 hoặc tháng 4. Một số bang có thể cho học sinh nghỉ thu, từ 1 đến 2 tuần từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10.

Ngoài ra, cả nước Mỹ được nghỉ những ngày lễ sau: Ngày sinh nhật Martin Luther King, Jr., sinh nhật Washington, sinh nhật Columbus, ngày "Juneteenth", ngày Tưởng niệm, ngày Độc lập, ngày Lao động Mỹ, ngày Quốc tế lao động, ngày Cựu chiến binh, lễ Tạ ơn.

Kỳ nghỉ hè của học sinh Pháp thường kéo dài 2 tháng, từ đầu tháng 7 cho đến hết tháng 8. Năm học mới sẽ bắt đầu vào tháng 9. Trong khi đó, kỳ nghỉ đông thường kéo dài từ 2-3 tuần vào tháng 2. Kỳ nghỉ xuân diễn ra trong 2 tuần của tháng 4.

Ngoài ra, học sinh cũng được nghỉ các ngày lễ Toussaint (ngày dành cho tất cả các vị Thánh), Giáng sinh và Năm mới.

Năm học của Đức được chia thành 2 học kỳ: Học kỳ mùa đông (từ tháng 10 đến tháng 2) và mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 8). Kỳ nghỉ hè thường kéo dài 6 tuần và kỳ nghỉ lễ Giáng sinh kéo dài 2 tuần. Ngoài ra, học sinh có kỳ nghỉ vào mùa xuân (2-3 tuần), mùa thu (2 tuần) và mùa đông (2 tuần).

Ngoài ra, ngày Thứ sáu tốt lành (Karfreitag), thứ Hai Phục sinh (Ostermontag), ngày của Mẹ (Muttertag)... là những ngày lễ quốc gia của Đức.

Các trường học ở Anh và xứ Wales thường có 2 tuần nghỉ lễ Giáng sinh và Phục sinh, khoảng 6 tuần cho kỳ nghỉ mùa hè và nghỉ 1 tuần giữa 3 học kỳ. Kỳ nghỉ dài nhất là nghỉ hè trong 5-7 tuần (từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 9). Học sinh được nghỉ 2 tuần vào dịp Giáng sinh (từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 1 năm sau) và lễ Phục sinh (tháng 3 hoặc tháng 4).

Trong năm học, học sinh Mỹ, Nhật Bản có ba kỳ nghỉ chính, học sinh Australia có bốn kỳ, riêng trẻ em Anh tới sáu kỳ nghỉ.

Ngoài ra, trong mỗi kỳ học, học sinh sẽ được nghỉ 4-7 ngày lần lượt vào tháng 10, tháng 2 và tháng 5.

Năm học mới ở Nga bắt đầu từ đầu tháng 9 và kết thúc vào cuối tháng 5 năm sau, được chia thành hai học kỳ, kéo dài trong 210 ngày.

Các trường học ở Nga có bốn kỳ nghỉ chính, tương ứng với bốn mùa trong năm. Kỳ nghỉ mùa thu kéo dài 10 ngày, kỳ nghỉ mùa đông kéo dài 11 ngày, kỳ nghỉ mùa xuân trong 9 ngày và ba tháng dành cho kỳ nghỉ hè. Ngoài ra, học sinh lớp 1 có thêm 10 ngày nghỉ vào tháng 2.

Các trường học sẽ không có lịch nghỉ chung. Lịch nghỉ trường công lập do Bộ Giáo dục và Khoa học Nga quy định, trong khi các trường tư thục có thể tự sắp xếp lịch học.

Hầu hết người Nga theo Chính thống giáo nên đối với họ, Giáng sinh rơi vào ngày 7/1. Do vậy, các trường học ở Nga sẽ nghỉ đông từ ngày 29/12 đến đầu tháng 1.

Học sinh Australia đi học 200 ngày một năm, chương trình học chia làm hai giai đoạn, mỗi giai đoạn gồm hai học kỳ. Cuối mỗi học kỳ, học sinh thường được nghỉ từ 14 ngày đến một tháng.

Thông thường, học kỳ 1 bắt đầu từ cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 và kết thúc vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4. Học kỳ 2 bắt đầu từ cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7. Học kỳ 3 bắt đầu từ giữa tháng 7 và kết thúc giữa hoặc cuối tháng 9. Học kỳ 4 bắt đầu vào giữa tháng 10 và kết thúc vào giữa tháng 12.

Australia nằm ở nam bán cầu nên mùa hè trái ngược với các nước ở bắc bán cầu. Do vậy, kỳ nghỉ hè tại Australia kéo dài từ tháng 12 năm trước đến tháng 1 hoặc tháng 2 năm sau. Điều này đồng nghĩa kỳ nghỉ hè sẽ kết hợp với nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới (hay còn gọi là nghỉ đông ở các quốc gia nằm ở bắc bán cầu).

Còn tại Việt Nam: Theo quy định của Bộ GD&ĐT, khai giảng năm học sẽ vào ngày 5/9, thời gian kết thúc học kỳ I là 20/1, học kỳ II trước 25/5 và kết thúc năm học trước 31/5. Học sinh học 9 tháng, trong đó có 7-16 ngày nghỉ Tết và ba tháng nghỉ hè. Số tuần thực học trong năm đối với cấp mầm non và tiểu học ít nhất là 35, cấp THCS và THPT ít nhất 37; giáo dục thường xuyên ít nhất 32 tuần.

SKĐS - Chỉ còn hơn 20 ngày nữa là học sinh cả nước sẽ chính thức bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Hiện nhiều tỉnh thành đã công bố lịch nghỉ Tết của học sinh, có tỉnh cho học sinh nghỉ 8-9 ngày, có tỉnh lại quyết định điều chỉnh lại thời gian nghỉ Tết của học sinh.