Các thí sinh có thể download mẫu phiếu đăng ký xét tuyển, hướng dẫn khai phiếu đăng ký xét tuyển và cẩm nang xét tuyển dành cho thí sinh tại link bên dưới:

Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển lao động cho người nước ngoài mới nhất:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN LAO ĐỘNG

Kính gửi: (To): Văn phòng Đại diện …

Tên tôi là (viết chữ in hoa): …

Ngày tháng năm sinh: … / … / … Nam/Nữ: …

Date of birth (DD-MM-YYYY) Male/female

Số hộ chiếu: … Ngày cấp: … /… /…

Passport number: Date of issue:

Nơi cấp: …  có giá trị đến ngày: … /… /…

Trình độ chuyên môn tay nghề: …

Trình độ ngoại ngữ (sử dụng thành thạo): …

Sau khi nghiên cứu nội dung thông báo tuyển lao động của người sử dụng lao động, tôi thấy bản thân có đủ điều kiện để đăng ký dự tuyển vào vị trí: … với thời hạn làm việc: …

Upon careful consideration on your notice of recruitment, I myself consider to be qualified for the position of … for the working period of …

Tôi xin chấp hành nghiêm chỉnh Pháp luật lao động Việt Nam. Nếu vi phạm tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.

I commit to fully abide by the Vietnamese labour legislation and will bear all responsibility for any violation.

Người đăng ký dự tuyển lao động

Hướng dẫn viết mẫu phiếu đăng ký dự tuyển lao động cho người nước ngoài mới nhất:

– Tên đơn ( Được viết bằng chữ in hoa);

+ Tên, ngày/ tháng/ năm sinh, quốc tịch, số hộ chiểu, ngày cấp, nơi cấp;

+ Trình độ văn hóa, trình độ tay nghề

Một số quy định về dự tuyển lao động cho người nước ngoài mới nhất:

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, lao động cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam

– Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động để đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

– Công dân Việt Nam làm việc cho các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao hoặc làm việc cho cá nhân là công dân nước ngoài tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam và được pháp luật bảo vệ.

– Chính phủ quy định chi tiết việc tuyển dụng, quản lý lao động Việt Nam làm việc cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Theo bộ Luật Lao động 2019 đã quy định đến điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nạm như sau:

Điều 151. Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

1. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;

d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này.

2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.

3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Khi nhận người lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp việt Nam thì các doanh nghiệp cũng cần phải tuân theo điều kiện tuyển dung, sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định Tại Điều 152 của Bộ Luật Lao động 2019:

Điều 152. Điều kiện tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

1. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu chỉ được tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

2. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân trước khi tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Nhà thầu trước khi tuyển và sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải kê khai cụ thể các vị trí công việc, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm làm việc, thời gian làm việc cần sử dụng lao động nước ngoài để thực hiện gói thầu và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Để người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật thì Doanh nghiệp và người lao động nước ngoài cần tuân thủ đúng trách nhiệm của mình đucợ quy định rất rõ tại Điều 153 Bộ Luật Lao động 2019 như sau:

Điều 153. Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài

1. Người lao động nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

3. Người sử dụng lao động sử dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình mà không có giấy phép lao động thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ được cấp giấy phép lao động và thời hạn của giấy phép lao động là bao lâu, các trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động đc quy định như sau:

Điều 154. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động

1. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.

2. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.

3. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.

5. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.

6. Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.

7. Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

8. Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

9. Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

Điều 155. Thời hạn của giấy phép lao động

Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm, trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm.

Điều 156. Các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực

1. Giấy phép lao động hết thời hạn.

3. Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.

4. Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.

5. Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.

6. Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

7. Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.

8. Giấy phép lao động bị thu hồi.

Điều 157. Cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép lao động, giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động

Chính phủ quy định điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép lao động và giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Trên đây là thông tin chi tiết về mẫu đơn và những quy đinh liên quan đến đơn dự tuyển lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Bộ Luật Lao động 2019. Mong rằng những nội dung của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

Bảng kê phiếu nhập, xuất kho hàng hóa dùng để kê khai hàng hóa nhập - xuất kho hàng ngày và được tổng hợp theo từng tháng và tổng hợp toàn bộ cho cả năm. Để tránh bị nhầm lẫn, sai sót, bỏ quên thì kế toán kho nên khai báo hàng ngày, khi có sự xuất - nhập kho thì cuối ngày cần tập hợp lại phiếu xuất nhập kho và cho vào bảng kê ngay.

Cách làm bảng kê phiếu xuất - nhập kho hàng hóa

- Cột Số hiệu: Điền số phiếu nhập kho, phiếu xuất kho trong ngày Ví dụ: PX002, PN016...

- Cột Ngày tháng: Điền ngày tháng nhập - xuất trên phiếu nhập xuất kho

- Cột Diễn giải: Ghi khái quát nội dung công việc nhập - xuất kho hàng hóa. Ghi ngắn gọn nhưng dễ hiểu, sau này đọc lại có thể hiểu được.

- Cột Mã hàng hóa: Được lấy từ bảng danh mục hàng hóa sang (mỗi hàng hóa đều được 1 mã riêng để quản lý)

- Cột Tên hàng hóa: Sử dụng hàm Vlookup để lấy tự động từ bên bảng danh mục hàng hóa sang.

- Cột Đơn vị tính: Sử dụng hàm Vlookup để lấy tự động từ bên bảng danh mục hàng hóa sang.

- Cột số lượng nhập: Lấy ở cột số lượng thực nhập trên phiếu nhập kho

- Cột đơn giá nhập: Lấy trên bảng phân bổ chi phí mua hàng nhập kho hoặc lấy trên phiếu nhập kho

- Cột thành tiền nhập: Công thức = Đơn giá x Số lượng

- Cột số lượng xuất: Lấy ở cột số lượng thực xuất trên phiếu xuất kho

- Cột đơn giá xuất kho: Lấy trên Phiếu Xuất kho Lưu ý: Tuỳ vào việc lựa chọn phương pháp tính giá Xuất kho cho Hàng tồn kho của DN mà trên Phiếu xuất kho có thể có hoặc không có đơn giá xuất kho.

Bạn cũng có thể sử dụng hàm Vlookup để lấy tự động từ bên bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho hàng hóa.