Kỳ Thi Đánh Giá Năng Lực 2025 Hà Nội
Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến sẽ tổ chức 6 đợt tại 19 địa điểm thi. Theo Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội, dự kiến ngày 8/2/2025 sẽ chính thức mở cổng đăng ký dự thi, ngày 15/3/2025 thí sinh sẽ dự thi đợt thi thứ nhất. Thí sinh có thể đăng ký dự thi tối đa 2 lượt/năm, thời gian đăng ký dự thi giữa 2 ca thi liền kề cách nhau 28 ngày.
Tổ hợp môn thi ĐGNL Đại học Sư phạm TPHCM 2025
Trường Đại học Sư phạm TPHCM tổ chức Kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt 2025 cho các thí sinh thông qua 06 bài thi với các môn thi Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn và Tiếng Anh.
Thí sinh có thể lựa chọn đăng ký một hoặc nhiều môn thi ở trên để đăng ký xét tuyển vào các ngành học có áp dụng phương thức tuyển sinh theo hình thức xét tuyển dựa trên Đề án tuyển sinh của Trường.
Tổ hợp môn thi Đánh giá đầu vào - VSAT 2025
Thí sinh xét tuyển dựa vào điểm thi V-SAT theo tổ hợp 3 môn thi ứng với ngành do thí sinh đăng ký. Thí sinh có thể sử dụng kết quả Kỳ thi V-SAT do những cơ sở giáo dục khác phối hợp với Trung tâm KTQG tổ chức thi, bao gồm:
+ Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh
+ Trường Đại học Tài chính – Marketing thành phố Hồ Chí Minh
Môn thi: Tổ chức thi 08 môn thi độc lập, bao gồm: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lí, Ngữ Văn
Tùy vào mục đích sử dụng kết quả thi, thí sinh được đăng ký dự thi từ 1 đến 8 môn.
Bài thi Đánh giá năng lực 2025 thay đổi toàn bộ từ cấu trúc bài thi, các dạng câu hỏi,.... mà bạn chưa biết phải ôn tập như thế nào cho hiệu quả? không học môn đó thì làm bài ra sao?
Bạn cần phương pháp ôn tập và làm bài thi từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?
Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?
Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY
5 kỳ thi đánh giá năng lực lớn thay đổi cấu trúc, dạng câu hỏi so với trước, nhằm phù hợp với lứa học sinh đầu tiên thi tốt nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Kỳ thi HSA của Đại học Quốc gia Hà Nội
Đề thi HSA năm 2025 gồm ba phần, trong đó hai phần bắt buộc là Toán học và Xử lý số liệu, Văn học - Ngôn ngữ, tương tự hiện tại. Thí sinh làm bài thi trên máy tính trong 195 phút, tổng điểm là 150.
Phần Toán học và Xử lý số liệu gồm 50 câu, thi trong 75 phút (35 câu dạng trắc nghiệm 4 lựa chọn, 15 câu điền đáp án). Nội dung thuộc lĩnh vực đại số, giải tích, hình học và đo lường, thống kê và xác suất.
Phần Văn học - Ngôn ngữ gồm 50 câu trắc nghiệm, 60 phút. Các câu hỏi sử dụng ngữ liệu liên quan đến nhiều lĩnh vực như văn học, ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, sự phát triển của ngôn ngữ và các biến thể ngôn ngữ, hành văn), văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý, nghệ thuật...
Điểm mới trong năm tới là phần thứ ba. Trước đây, phần này là Khoa học với 50 câu. Từ năm tới, thí sinh có thể chọn Khoa học hoặc Tiếng Anh.
Với phần Khoa học, thí sinh chọn 3 trong 5 chủ đề gồm Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý, mỗi chủ đề có 17 câu. Phần lựa chọn Tiếng Anh gồm 50 câu trắc nghiệm, dùng để tuyển sinh các ngành đào tạo ngoại ngữ.
Cấu trúc, đề tham khảo HSA 2025
Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM
Bài thi có ba phần gồm: Tư duy khoa học, Sử dụng ngôn ngữ và Toán học với 120 câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Thí sinh làm bài trên giấy trong 150 phút. Điểm của từng câu có trọng số khác nhau, tùy thuộc vào độ khó, tổng điểm là 1.200.
Phần Tư duy khoa học là gộp của phần Logic - Phân tích số liệu và Giải quyết vấn đề ở các năm trước. Phần này có 30 câu trắc nghiệm, tổng 300 điểm. Câu hỏi theo hướng cung cấp thông tin, số liệu, dữ kiện, từ đó yêu cầu thí sinh vận dụng, xác định kết quả thực nghiệm, dự đoán quy luật...
Phần Sử dụng ngôn ngữ gồm Tiếng Việt và Tiếng Anh với 60 câu hỏi thay vì 40 câu như trước, tương ứng 600 điểm. Phần Toán học với 30 câu, tối đa 300 điểm.
Mẫu đề thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM 2025
Thí sinh dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM ngày 7/4. Ảnh: Quỳnh Trần
Kỳ thi SPT của Đại học Sư phạm Hà Nội
Kỳ thi có 8 môn là Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý. Thí sinh đăng ký số môn thi theo nhu cầu xét tuyển đại học.
Đề kết hợp các dạng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận với tỷ lệ điểm tùy theo cấu trúc từng bài; đánh giá mức độ thông hiểu kiến thức cốt lõi và năng lực lập luận, phân tích, đánh giá, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Các dạng câu hỏi trắc nghiệm gồm lựa chọn một trong 4 phương án, chọn Đúng/Sai, trả lời ngắn, tương tự với dạng thức câu hỏi trong đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Đây cũng là điểm mới trong đề thi đánh giá năng lực của Đại học Sư phạm Hà Nội. Năm ngoái, đề gồm hai phần trắc nghiệm và tự luận nhưng phần trắc nghiệm chỉ có một dạng câu hỏi (lựa chọn một trong 4 phương án).
Kỳ thi của Đại học Sư phạm TP HCM
Kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt của trường Đại học Sư phạm TP HCM gồm 6 bài thi độc lập: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Tiếng Anh.
Đề thi Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học gồm 40 câu, chia thành ba phần, thay vì 50 câu với hai phần như trước đây.
Với môn Ngữ văn, đề gồm 22 câu ở ba phần: đọc hiểu (trắc nghiệm); viết đoạn văn ngắn; bài luận. Phần viết đoạn văn ngắn là nội dung mới so với đề các năm trước.
Với môn Tiếng Anh, cấu trúc đề thi giữ nguyên, gồm bốn phần nghe, nói, đọc, viết. Ngữ liệu được lấy trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Nội dung đề có khoảng 70-80% kiến thức lớp 12, còn lại lớp 10, 11. Thí sinh có thể đăng ký một hoặc nhiều bài thi, tùy vào nhu cầu và tổ hợp xét tuyển.
Bộ Công an cuối tuần trước cho hay bài thi đánh giá năm 2025 sẽ gồm ba phần: tự luận bắt buộc, trắc nghiệm bắt buộc và trắc nghiệm tự chọn. Thí sinh làm bài trong 180 phút, tổng điểm 100.
Phần tự luận bắt buộc gồm một câu nghị luận xã hội với tổng điểm tối đa là 25.
Phần trắc nghiệm bắt buộc gồm 35 câu Toán (35 điểm), Lịch sử 10 câu (10 điểm), Ngoại ngữ 20 câu (15 điểm).
Phần trắc nghiệm tự chọn có 15 câu (15 điểm). Thí sinh chọn một trong các môn Vật lý (CA1), Hóa học (CA2), Sinh học (CA3), Địa lý (CA4).
Cấu trúc này khác các năm trước, khi thí sinh chọn một trong hai mã bài là CA1 và CA2. Phần trắc nghiệm của hai mã giống nhau, kiểm tra kiến thức khoa học tự nhiên, xã hội và ngoại ngữ. Phần tự luận của bài CA1 là môn Toán, còn CA2 là Văn.
Khoảng 70% kiến thức bài thi sẽ nằm ở lớp 12, phần còn lại thuộc chương trình lớp 10, 11. Hiện, Bộ Công an chưa công bố đề tham khảo.
Ngoài 5 kỳ thi trên, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng đã công bố cấu trúc đề thi đánh giá tư duy TSA năm 2025. Tuy nhiên, đề giữ ổn định so với năm ngoái do trường đã thay đổi nội dung, hình thức thi từ năm 2023 theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bài thi gồm 3 phần thi: Tư duy Toán học (60 phút), Tư duy Đọc hiểu (30 phút) và Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề (60 phút). Câu hỏi tập trung đánh giá năng lực tư duy của thí sinh, không kiểm tra trực diện kiến thức môn học nào.
Hình thức thi TSA là trắc nghiệm trên máy tính. Tổng điểm là 100.
Hiện cả nước có gần 10 kỳ thi xét tuyển đại học riêng. Hơn một trăm trường đại học sử dụng kết quả các kỳ thi này để tuyển sinh đầu vào, bên cạnh xét điểm thi tốt nghiệp THPT và một số phương thức khác. Trong hai năm gần đây, tỷ lệ nhập học theo phương thức này khoảng 2-3% tổng số thí sinh vào đại học.
Năm 2025, dự kiến quy mô các kỳ thi đánh giá năng lực, từ duy lớn hơn. Ví dụ Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến đón 75.000 lượt thí sinh dự thi, tăng 25.000 so với năm nay, mở thêm điểm thi ở khu vực Tây Bắc. Kỳ thi của Đại học Sư phạm Hà Nội có 22 trường sử dụng kết quả, tăng 13 so với năm ngoái, nên dự kiến lượng thí sinh cũng tăng.
Ôm chắc kiến thức cơ bản nhất, từ khóa thi năng lực không thể bỏ qua là SGK thông qua khóa nền tảng. Thi năng lực mà không hiểu bản chất kiến thức cơ bản coi như thất bại ngay từ đầu nhé các em.
Quét tất cả dạng bài thông qua luyện từng phần của bài thi đánh giá năng lực
Luyện đề xịn sò giao diện y như thật, thử tâm lý, học phân bổ thời gian và nhiều kinh nghiệm sẽ tự đúc rút từ việc thực chiến.
Dưới đây là bảng thống kê hình thức thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy được dùng hiện nay.
Thi trên máy tính -> Xem chi tiết cấu trúc ĐHQG HN 2025
2. Đại học quốc gia HCM (đã thông báo thay đổi)
Thi trên giấy -> Xem chi tiết cấu trúc ĐHQG HCM 2025
Thi trên máy tính -> Xem chi tiết cấu trúc Đề thi ĐH Bách Khoa 2025
Trường tổ chức Kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt cho các thí sinh thông qua 06 bài thi Toán; Lý; Hóa; Sinh; Ngữ văn và Tiếng Anh.
Thí sinh làm bài thi hoàn toàn trên máy tính.
5. Trường Đại học sư phạm Hà Nội
Thi trên giấy, Đề thi có kết hợp trắc nghiệm và tự luận
Thí sinh trên giấy thi theo mẫu của Bộ Công an -> Xem thêm cấu trúc đề thi đánh giá năng lực Bộ Công an năm 2025
Thi trắc nghiệm khách quan theo từng môn thi độc lập trên máy tính.
Mỗi đề thi có 03 dạng câu hỏi sau: trắc nghiệm Đúng/Sai; trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi (Ghép hợp); trắc nghiệm Trả lời ngắn.
Xem thêm: Môn thi đánh giá năng lực của từng trường và cấu trúc đề thi tại đây https://2k7.info/nam-2025-thi-danh-gia-nang-luc-thi-nhung-mon-gi-a31384.html
MỞ LỚP LUYỆN ĐỀ CẤP TỐC ĐGNL & ĐGTD 2025
Bài thi Đánh giá năng lực 2025 thay đổi toàn bộ từ cấu trúc bài thi, các dạng câu hỏi,.... mà bạn chưa biết phải ôn tập như thế nào cho hiệu quả? không học môn đó thì làm bài ra sao?
Bạn cần phương pháp ôn tập và làm bài thi từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?
Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?
Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY