Xử lý kỷ luật chỉ là bước cuối cùng, việc cần làm là giáo dục, nhắc nhở, uốn nắn, thậm chí cần phải răn đe. Hình thức kỷ luật thế nào, nặng hay nhẹ, cũng không quan trọng bằng việc giám sát HS thực hiện ra sao, có ý thức cố gắng phục thiện không? Bên cạnh đó vai trò của giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng vì là người sâu sát với HS, là cầu nối giữa gia đình và nhà trường. Do đó phải ưu tiên hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ của mình. Nếu họ không nhận đủ sự hỗ trợ từ nhà trường và phụ huynh thì chắc chắn việc giáo dục HS sẽ không đạt kết quả tốt đẹp.

Đọc Sách Cẩm Nang Ăn Dặm Tích Cực – Tập 1 Ebook Online

Cẩm Nang Ăn Dặm Tích Cực – Tập 1

Sau 10 năm đồng hành cùng nhiều gia đình Việt ở giai đoạn ăn dặm của bé, các tác giả nhận thấy một thực tế rằng: Những điều các bậc cha mẹ bỏ công sức nhiều nhất khi cho con ăn dặm – như thực đơn, công thức nấu ăn và lượng ăn theo tháng tuổi – lại là vấn đề đơn giản nhất. Và điều cha mẹ thường coi nhẹ – như học cách cho con ăn đúng ngay từ đầu, học cách hiểu hành vi của con và xử lý các tình huống phát sinh khi ăn dặm – lại là vấn đề khiến cha mẹ vò đầu bứt tai nhiều nhất.

Giả sử bạn chuẩn bị một bát cháo ngon lành cho con, nhưng con lại chỉ ăn vài thìa rồi ngoảnh mặt đi.

Giả sử mẹ cứ giới thiệu món mới là con lại nhè ra. Giả sử con càng ngày càng biếng ăn hơn.

Giả sử mẹ cứ cho con ăn thô một chút là con ọe, con nôn.

Liệu những menu mà bạn dày công sưu tầm có giúp bạn giải quyết tình huống đang bày ra trước mắt không?

Liệu những công thức món ăn có giúp con không còn ngậm thức ăn và không ném đồ ăn nữa hay không?

Nếu ăn dặm chỉ là việc hôm nay nấu món gì, mấy giờ cho con ăn, con ăn được mấy bát thì vì sao lại có nhiều em bé bị ép ăn đến thế?

Nếu ăn dặm chỉ đơn giản là nấu những món ăn ngon thì chúng ta giải thích thế nào về cảm giác bối rối, hoang mang, khi gặp những tình huống không suôn sẻ khi con ăn dặm?

Điều gì sẽ giúp bạn hiểu vì sao con lại làm như thế và tự tin xử lý tình huống

Điều gì sẽ giúp bạn xử lý tình huống phù hợp và giúp con tiến bộ nhanh chóng?

Kiến thức về cách trẻ học và phát triển kỹ năng khi ăn dặm, về nguyên nhân ẩn sau những hành vi của trẻ sẽ giúp bạn. Tức là, việc có hiểu biết về cách trẻ ăn dặm là nhu cầu cấp thiết để đảm bảo rằng bữa ăn của trẻ vừa phù hợp với sự phát triển, sự hào hứng của trẻ vừa cung cấp dinh dưỡng tối ưu.

Do đó, Cẩm nang ăn dặm tích cực không chỉ đưa ra hướng dẫn tăng độ thô hay nấu món ăn dặm cho bé, mà tập trung phần lớn vào việc hỗ trợ bạn chuẩn tâm thế và kiến thức để hiểu, kết nối với con. Nhờ thế, bạn sẽ tự tin xử lý các tình huống phát sinh trong hành trình ăn dặm của con.

Cẩm nang ăn dặm tích cực tập 1 – Hướng dẫn cho bé ăn dặm giải quyết các câu hỏi sau:

– Tại sao cha mẹ cần học cách cho con ăn dặm tích cực?

– Tại sao cha mẹ cần học cách kết nối và phản hồi đúng với con khi cho con ăn dặm? Và học như thế nào?

– Làm thế nào để lựa chọn phương pháp ăn dặm thật sự phù hợp với con?

– Làm sao để không ép con ăn? Làm sao để không đi vào vết xe đổ của “bữa cơm chan nước mắt”?

– Đảm bảo an toàn, thử dị ứng khi cho con ăn dặm thế nào?

– Vì sao trẻ cần học ăn thô đúng thời điểm? Làm thế nào để con phát triển đầy đủ, trọn vẹn các kỹ năng ăn uống cần thiết?

– Làm sao để giải quyết mọi rắc rối xảy ra trong suốt hành trình ăn dặm của con?

Tóm lại, cuốn sách chuẩn bị cho bạn một hành trang đầy đủ để cho trẻ ăn dặm “theo nhu cầu – thuận tự nhiên”. Thay vì hoang mang như đi trong sương mù, bạn sẽ xác định được mục tiêu, kết quả, phương pháp cụ thể cho một hành trình ăn dặm chủ động và hiệu quả:

– Bạn sẽ biết những tiêu chí chọn lựa phương pháp ăn dặm.

– Bạn sẽ biết mình cần chuẩn bị tư duy, tâm thế như thế nào trước và trong khi cho con ăn dặm.

– Bạn sẽ vạch ra được lộ trình phát triển kỹ năng ăn uống của con và lường trước những gì bạn và con sẽ trải qua trong suốt lộ trình đó.

– Bạn sẽ lý giải được hầu hết hành vi của trẻ trong bữa ăn và các bước ứng xử phù hợp với từng tình huống.

– Bạn sẽ hiểu ra rằng: “Phương pháp ăn dặm thành công nhất là phương pháp mà cha mẹ phản hồi tích cực và đáp ứng hiệu quả các tín hiệu của trẻ trước, trong và sau bữa ăn”.

Tác giả Hương Đỗ (Đồng tác giả của bộ sách làm cha mẹ bán chạy nhất Việt Nam Nuôi con không phải là cuộc chiến) là một người mẹ có kinh nghiệm và nghiên cứu chăm sóc trẻ nhiều năm. Từ kiến thức y khoa và kinh nghiệm của mình, tác giả đã đưa ra và trả lời các vấn đề quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trong lĩnh vực ăn dặm.

Bạn thân mến, liệu trên thế giới này có con vật nào chỉ bú sữa mẹ mà lớn lên và trưởng thành không? Chắc chắn là không. Mọi con vật (động vật có vú) đều chỉ bú mẹ trong thời gian vừa đủ để các cơ quan trong cơ thể trưởng hành, có khả năng tự kiếm ăn và xử lý thức ăn.

Khi trẻ được trên 6 tháng tuổi, sữa không còn đáp ứng đủ nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng của con. Lúc này, năng lượng từ sữa chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó, trẻ cần khoảng gần 700kcal/ngày và càng ngày nhu cầu của con càng tăng lên. Do vậy, con cần ăn dặm đúng cách để bù đắp khoảng cách thiếu hụt năng lượng này. Ngoài ra, nguồn dự trữ sắt của bé đã bắt đầu giảm dần trong khoảng từ 4 đến 6 tháng tuổi và hết hẳn vào 9 tháng tuổi. Do đó, nếu bé không được bổ sung sắt qua thức ăn, con sẽ có nguy cơ bị thiếu loại khoáng chất rất quan trọng này.

NÓI NHƯ VẬY KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ SAU 6 THÁNG TUỔI, SỮA MẸ BỊ MẤT CHẤT. SỮA MẸ VẪN LUÔN DỒI DÀO DƯỠNG CHẤT VÀ KHÁNG THỂ Ở GIAI ĐOẠN NÀY, CHỈ LÀ CON CẦN NHIỀU HƠN TỪ CÁC THỰC PHẨM NGOÀI SỮA THÔNG QUA VI C ĂN DẶM.

Do đó, từ khoảng 5 tháng trở đi, mọi cơ quan trong cơ thể bé đều đã tiến vào vạch sẵn sàng cho giai đoạn chuyển giao nhu cầu này, bằng cách mở ra những cánh cửa cơ hội cho hành trình ăn dặm. Vậy những cánh cửa cơ hội nào đã được mở ra? Đó là:

– Hệ tiêu hóa khỏe mạnh và trưởng thành đủ độ để hấp thu chất dinh dưỡng mới và tiêu hóa loại thức ăn mới.

– Hệ miễn dịch sẵn sàng phản ứng với những thức ăn mới.

– Não bộ sẵn sàng cho những kỹ năng vận động và phối hợp phức tạp hơn để cầm nắm, há miệng và nhai, nuốt thức ăn.

– Não bộ ra tín hiệu để con kích hoạt vị giác của mình trước hương vị mới

Phản kháng: Khi bị ép ăn, trẻ có thể cảm thấy như khả năng tự chủ của mình đang bị đe dọa, điều này có thể khiến trẻ phản kháng. Nhiều bé chỉ cần nhìn thấy bố mẹ mang ghế ăn ra là ăn vạ, gào khóc. Nếu bị áp dụng cách “không ăn thì nhịn”, trẻ nhịn ăn đến vài ngày và còn vui mừng hớn hở. Nặng nề hơn, nhiều trẻ còn nôn mửa khi ăn.

“Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Appetite năm 2002 khảo sát hơn 100 sinh viên đại học và 70% cho biết họ đã từng bị ép ăn trong thời thơ ấu. 49% cho biết họ đã khóc, 55% cảm thấy buồn nôn và 20% nôn mửa. Hầu hết các phản hồi về trải nghiệm đều tiêu cực với cảm giác tức giận, sợ hãi, bối rối và nhục nhã. Những người tham gia khảo sát cũng trải qua những cảm giác như thiếu kiểm soát và bất lực… Khi được hỏi liệu bây giờ họ có ăn những món mà họ bị ép ăn khi còn nhỏ hay không, 72% nói rằng họ sẽ không ăn”.

Thụ động: Một số trẻ phản ứng với áp lực ăn uống và căng thẳng kéo dài bằng cách thu mình và ăn một cách thụ động. Trẻ không tự cảm nhận thức ăn và mất cảm giác no đói, nên được cho ăn bao nhiêu là ăn bấy nhiêu. Việc ăn thụ động cũng là phản ứng thường gặp của trẻ được xem tivi, ipad hoặc ăn rong.

Ám ảnh tâm lý: Khi giờ ăn là thời điểm và khung cảnh gây căng thẳng, các hormone stress tiết ra nhiều. Những cảm nhận đó khiến con cảm thấy khó chịu, bực bội khi đến giờ ăn. Tâm lý này khiến trẻ phát triển tình trạng biếng ăn tâm lý. Nếu biếng ăn tâm lý không được cải thiện, khi lớn lên trẻ có thể mắc chứng rối loạn ăn uống. Đồng thời, bị ép ăn thời gian dài có thể làm tổn hại đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

Nguy cơ suy dinh dưỡng cao: Do sợ ăn, ăn ít nên rất có khả năng dinh dưỡng trẻ nạp vào cơ thể không đảm bảo, cân nặng có thể tụt khỏi đường an toàn trong biểu đồ tăng trưởng và rất khó cải thiện. Cha mẹ thấy sốt ruột và càng ép ăn khiến bé càng sợ ăn, đây là một vòng luẩn quẩn.

Gây nguy cơ béo phì: Trẻ ăn thụ động do ép ăn có 34% nguy cơ béo phì so với những trẻ khác, dẫn đến nguy cơ cao mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp.

Nguy cơ bệnh dạ dày cao: Trẻ bị ép ăn có thể mắc các bệnh lý về dạ dày do việc đi ăn rong hoặc bị stress khi ăn dặm.

Dễ bị lạm dụng: Các chuyên gia đã chỉ ra rằng: Khi tính bất khả xâm phạm của cơ thể ở nơi mà trẻ dễ bị lạm dụng nhất, là miệng, bị xâm phạm nhiều lần bởi những người lớn đáng tin cậy, đứa trẻ sẽ mất đi cảm giác tự chủ cá nhân khiến trẻ dễ bị lạm dụng dưới nhiều hình thức, trong đó có tình dục.