Sau hơn ba mươi nghìn năm tồn tại và phát triển(1), con người bỗng nhận ra: Nếu không có năng lực cảm nhận (EQ = Emotion quotient), cá nhân chỉ là người sao chép giỏi, nhưng kém khả năng nhạy bén và sáng tạo ra cái mới. Ngày xưa các bậc hiền nhân coi những người có cảm nhận đột khởi là Trạng. Nguyễn Bỉnh Khiêm được tôn vinh là Trạng Trình; ông đã có những cảm nhận anh minh trong lời khuyên Nguyễn Hoàng – em vợ Trịnh Kiểm tránh được hoạ “nổi da nấu thịt” và trở thành người “đi mở cõi”. Nguyễn Hoàng vốn là con trai của Chiêu Quân công Nguyễn Kim. Nguyễn Kim vốn là tướng cũ của nhà Lê cùng các đại thần lập Duy Ninh làm vua, nối nghiệp nhà Lê. Sau Nguyễn Kim bị Dương Chấp Nhất sát hại. Con rể Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm thâu tóm quyền bính mở đầu thời kỳ “Vua Lê – Chúa Trịnh”. Khi Nguyễn Hoàng trưởng thành muốn giành lại quyền hành của cha từ tay Trịnh Kiểm, nhưng chưa có lực lượng, bèn sai người đến hỏi Trạng Trình và đã được Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tặng câu thơ: "Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân" Nguyễn Hoàng là người rất thông minh, hiểu ngay ý của Nguyễn Bỉnh Khiêm, bèn nhờ chị gái là Ngọc Bảo (vợ Trịnh Kiểm) xin cho vào trấn thủ xứ Thuận Quảng. Lúc đó, Ngọc Bảo vừa sinh được con trai đặt tên là Trịnh Tùng, có tướng mạo đẹp và tài lạ hơn người. Trịnh Kiểm hết sức vui mừng, vì thế lời xin của Ngọc Bảo cho cậu em ruột là Nguyễn Hoàng liền được Trịnh Kiểm chấp nhận. Khi vào đến Thuận Quảng, sau một thời gian củng cố lực lượng, họ Nguyễn đã xưng Chúa, gọi là Chúa Nguyễn. Nhờ tư duy anh minh của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, hai anh em họ Trịnh và họ Nguyễn tạo nền hai thế đứng làm cho nước ta lúc đó có Đàng ngoài và Đàng trong, lập nên thế cân bằng giữa hai lực lượng, thúc đẩy quy luật: “Mẫu thuẫn là động lực của sự phát triển”. Quả vậy, muốn đứng vững và phát triển, Chúa Nguyễn chỉ có thể cùng nhân dân mở rộng ở Đàng trong (một miền đất còn đangg thưa vắng); từ đó khai mở một Nam Bộ tạo thành vựa lúa Đồng bằng3 Sông Cửu Long, tạo tiền đề đưa Việt Nam ngày nay thành nước xuấtt khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Tiếp theo Nguyễn Bỉnh Khiêm, nước Việt ta còn nhiều nhân tài có những cảm nhận đột khởi. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người ccó khả năng dự báo tuyệt vời: Tháng 8 năm 1914, khi còn đang ở Anh, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành trong thư gửi cụ Phan Chu Trinh, đã tiên đoán Chiến tranh Thế giới Lần Thứ nhất sắp nổ ra (1914 – 1918)). Năm 1924, trong bài Đông Dương và Thái Bình Dương, Bác đã dự báo (Chiến tranh Thế giới Lần Thứ hai sẽ bùng nổ. Tháng 5 năm 1941, Bác yêêu cầu Liên tỉnh ủy Cao – Bắc – Lạng hoãn chủ trương khởi nghĩa đầu năm 1944 chờ thời cơ. Tháng 2 năm 1942, Bác viết: “1945 – Việt Nam độc lập”. Đúng là một dự báo thiên tài (dẫn theo An ninh thế giới số ố 451, ngày 14/5/2005). Trên tất cả cơ sở đó có thể nói, mỹ học có vai trò bồi dưỡng; năng lực cảm nhận cho con người, bổ sung vào khả năng tư duy lý tínhh làm cho con người toàn diện hơn. Ý nghĩa và tác dụng của mỹ học được thể hiện xuyên suốt đời sống văn hoá và tinh thần của con người, đặc biệt tạo ra sự cảm nhận anh minh không chỉ ở các vĩ nhân mà còn chi phối hành động của mỗi cá nhân. Chẳng thế mà nhà văn – Viện sĩ Viện hàn lâm Pháp A.Maurois đã nói: “Ai học được ý nghĩa của cái đẹp đều có thể thành công hơn người khác”. Cuốn giáo trình Mỹ học cơ sở lần này được hoàn thiện dưới ánh sáng và nhu cầu của thời đại mới. Các tác giả rất mong nhận được sự góp ý khoa học của bạn đọc xa gần. 1.Tính từ ngày con người đã làm ra nghệ thuật hang động

Hướng dẫn quy trình công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp

NỘP HỒ SƠ CÔNG NHẬN VĂN BẰNG DO CƠ SỞ GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI CẤP

TRUNG TÂM CÔNG NHẬN VĂN BẰNG (VN-NARIC)

Địa chỉ: Tầng 1 (phòng 101), Nhà 8C, 30 Tạ Quang Bửu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Cách thức liên hệ bộ phận Công nhận văn bằng: https://naric.edu.vn/Lien-he-bo-phan-Cong-nhan-van-bang-nuoc-ngoai.html

I. NỘP HỒ SƠ TẠI TRUNG TÂM CÔNG NHẬN VĂN BẰNG

Quý vị cân nộp 01 bộ hồ sơ (gồm các bản sao có công chứng, tiếng nước ngoài thì công chứng dịch như hướng dẫn tại mục Hồ sơ cần nộp) tại Trung tâm Công nhận văn bằng.

Thời gian nộp hồ sơ và trả kết quả: Tất cả các ngày trong tuần (từ thứ 2 đến thứ 6)

- Trung tâm Công nhận văn bằng khuyến nghị nộp hồ sơ và nhận kết quả qua dịch vụ chuyển phát nhanh của Bưu điện để quý vị không phải xếp hàng và thời gian đi lại.

- Các bản sao công chứng dịch/công chứng xếp theo thứ tự như trong trang: Hồ sơ cần nộp.

Trong trường hợp chưa kịp công chứng, dịch thuật Trung tâm CNVB có thể hỗ trợ, quý vị vui lòng mang theo hồ sơ gốc và sẽ được nhận lại hồ sơ gốc ngay sau khi Trung tâm photocopy.

II. NỘP HỒ SƠ QUA ĐƯỜNG BƯU ĐIỆN:

Quý vị gửi chuyển phát nhanh 01 bộ hồ sơ như hướng dẫn tại mục Hồ sơ cần nộp, kèm theo biên lai chuyển lệ phí công nhận văn bằng theo địa chỉ của Trung tâm Công nhận văn bằng, Cục Quản lý chất lượng.

Lưu ý: Quý vị chỉ gửi các bản sao công chứng (tiếng nước ngoài thì công chứng dịch). Trung tâm Công nhận văn bằng không nhận bản gốc qua đường bưu điện vì có thể xảy ra thất lạc chúng tôi không chịu trách nhiệm.

Theo Điều 4 tại Thông tư số 164/2016/TT-BTC ngày 25/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xác minh giấy tờ, tài liệu để công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người Việt Nam.

a)   Mức lệ phí 500.000 đồng/01 văn bằng đối với các loại văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người Việt Nam sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ở nước ngoài (gồm hình thức du học toàn phần; du học bán phần; liên kết đào tạo giai đoạn cuối học tập ở nước ngoài)

b)   Mức lệ phí 250.000 đồng/01 văn bằng đối với các loại văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học tập tại Việt Nam (gồm có liên kết đào tạo học hoàn toàn tại Việt Nam; học giai đoạn 2 tại Việt Nam; hoặc cơ sở giáo dục nước ngoài đặt chi nhánh (campus) tại Việt Nam giống RMIT Việt Nam).

*** Ví dụ: Quý vị đề nghị công nhận văn bằng Cử nhân (Bachelor) học tại RMIT Việt Nam; và bằng Thạc sĩ (Master) du học tại Vương quốc Anh thì cần nộp 250 + 500 = 750 nghìn VNĐ.

2. Chuyển phí xác minh giấy tờ, tài liệu để công nhận văn bằng về Trung tâm Công nhận văn bằng vào tài khoản:

+ Số TK người hưởng: 0971000368368

+ Tên người hưởng: Trung tâm Công nhận văn bằng

+ Ngân hàng người hưởng: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Nam Hà Nội.

Khi làm thủ tục chuyển khoản, lưu ý mục “Nội dung chuyển tiền” của giấy nộp tiền để chuyển khoản cần ghi đầy đủ thông tin: “phí công nhận văn bằng cho ông/bà: , ngày tháng năm sinh”.

(Ví dụ: Phi CNVB cho ong: Nguyen Van A, 12/12/1980)

Lưu ý: phải đầy đủ hồ sơ như hướng dẫn trong mục Hồ sơ cần nộp mới gửi chuyền tiền, vì Trung tâm sẽ không thể trả lại tiền cho người nộp hồ sơ đề nghị công nhận văn bằng.

3. Gửi hồ sơ đề nghị công nhận văn bằng cùng với bản photo giấy nộp tiền có XN của ngân hàng/in từ máy tính bản chuyển từ internetbanking/hóa đơn ATM qua đường bưu điện (chuyển phát nhanh) về Trung tâm Công nhận văn bằng - Cục Quản lý chất lượng theo địa chỉ:

Địa chỉ: Tầng 1 (phòng 101), Nhà 8C, 30 Tạ Quang Bửu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Website chính thức: https://naric.edu.vn (Trung tâm Công nhận văn bằng tên viết tắt tiếng Anh là: VN-NARIC).

(Sắp xếp hồ sơ theo thứ tự như hướng dẫn tại Hồ sơ cần nộp)

Vui lòng đọc kỹ FAQ và Hồ sơ cần nộp các thắc mắc liên quan đến quy trình và thủ tục công nhận văn bằng.

Sau khi Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng cấp giấy công nhận văn bằng cho quý vị (theo quy định tại Quyết định 77/2007/BGDĐT thời gian thực hiện thủ tục công nhận văn bằng tối đa 30 ngày làm việc), Trung tâm CNVB sẽ gửi email thông báo cho quý vị tới nhận kết quả với nội dung:

a) Đến nhận trực tiếp tại Trung tâm CNVB và tất cả các ngày trong tuần, trừ ngày nghỉ và ngày lễ theo quy định (mang theo giấy tờ tùy thân là CMND hoặc Hộ chiếu);

b) Người có văn bằng trả lời email báo kết quả đề nghị Trung tâm CNVB gửi chuyển phát nhanh đảm bảo kèm theo việc xác nhận địa chỉ, số điện thoại người nhận kết quả. Trung tâm CNVB sẽ gửi ngay sau khi nhận được yêu cầu và lệ phí dịch vụ do người có văn bằng chi trả.

Để nhận kết quả qua đường chuyển phát nhanh đảm bảo, Công dân khi đăng ký nhận kết quả qua đường bưu điện thực hiện việc chuyển khoản lệ phí là: 50.000 đồng/hồ sơ. Thông tin chuyển khoản đề nghị Công dân chuyển khoản cùng với lệ phí nộp hồ sơ đề nghị Công nhận văn bằng.

c) Trong trường hợp ủy quyền cho người quen đến nhận trực tiếp cần có: Giấy ủy quyền cá nhân theo đúng quy định của Pháp luật.

Xem trực tiếp tại: https://naric.edu.vn/huong-dan-quy-trinh-cnvb-co-so-giao-duc.html

baophutho.vn Trên địa bàn tỉnh hiện có 328 di tích lịch sử - văn hóa đã xếp hạng, trong đó có 1 di tích Quốc gia đặc biệt, 73 di tích Quốc gia, 254 di tích...

baophutho.vn Phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng góp phần rất lớn vào việc nâng cao đời sống tinh thần của Nhân dân, tạo sự đoàn kết trong các khu dân...

Từ ngày 23/8, tại phố cổ Hội An, Quảng Nam diễn ra hoạt động Giao lưu văn hóa Hội An-Nhật Bản lần thứ 11.

Sáng 22/8, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng...

Lần đầu tiên vào ngày 7/9 tới đây, 100 mẫu trang phục áo dài độc đáo, vừa mang tính hiện hiện đại vừa đậm nét truyền thống của ba nhà thiết kế Việt Nam là Minh Hạnh...

Triển lãm ảnh Việt Nam-Nhật Bản và Bà Rịa Vũng Tàu-Kawasaki với chủ đề "Đất nước và con người," khai mạc ngày 22/8, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Sáng 22/8, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Hội Điện ảnh Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, tổ chức lễ phát động Liên hoan phim môi trường toàn quốc lần thứ 5.

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Dân tộc học Hungary...

Lần thứ 4 liên tiếp, Liên hoan phim Đức thường niên tại Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 05/9-03/10 tại bảy tỉnh, thành phố trên cả nước là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, Thành...

Nhân kỷ niệm 68 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, hướng tới kỷ niệm 55 năm ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng và 10 năm thành lập tỉnh Đăk Nông...

Sáng 20/8, tại Yên Bái, Hội đồng tuyển chọn ảnh đẹp du lịch của tám tỉnh Tây Bắc gồm Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Lai Châu, Điện biên, Sơn La, Hòa Bình và Hà Giang đã tiến hành...

PTO- Với mục tiêu xây dựng đội ngũ CN,VC,LĐ huyện Hạ Hòa có bản lĩnh chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh; có đời sống văn hóa phong phú...

Tối ngày 10.3.2021, liên chi đoàn khoa Khoa Khoa học cơ bản, Văn hóa –Du lịch, Tâm lý Giáo dục & CTXH đã tổ chức chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Lào tại Hội trường lớn, Trường Đại học Tân Trào.

Nằm trong chuỗi các hoạt động kỉ niệm ngày thành lập đoàn 26 -3 và chào mừng tháng thanh niên, chương trình giao lưu nhận được sự quan tâm của Đoàn trường Đại học Tân Trào, Ban quản lý sinh viên, lãnh đạo các khoa, các thầy cô giáo và toàn thể sinh viên của 3 đơn vị: Khoa Khoa học cơ bản, Văn hóa –Du lịch, Tâm lý Giáo dục & CTXH.

(ThS. Nguyễn Thị Thùy, Bí thư Đoàn Trường Đại học Tân Trào, phát biểu chào mừng tại buổi lễ)

Chương trình giao lưu diễn ra rất sôi nổi, hào hứng với  ba nội dung  Giao lưu văn nghệ, tìm hiểu văn hoá Việt – Lào và trò chơi đồng đội, cá nhân.

Chương trình góp phần tang cường hiểu biết về văn hóa, lịch sử của hai nước Việt Nam – Lào cho đoàn viên Liên chi Đoàn khoa KH Cơ bản - VHDL – CTXH. Từ đó, phát huy tinh thần đoàn kết, quan hệ hữu nghị của đoàn viên trong Liên chi với du học sinh Lào đang học tập tại các Trường Đại học Tân Trào. Đây cũng là hoạt động thiết thực chào mừng ngày Tết cổ truyền Lào(Tết Bunpimay) sẽ diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16/4/2021. Qua buổi giao lưu, các đoàn viên, thanh niên trong Liên chi Đoàn khoa 3 khoa đã tăng cường học hỏi, đoàn kết, phát huy tính sáng tạo và sức trẻ Chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS HCM (26/3/1931-26/3/2021).

Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi giao lưu:

(Dại diện lãnh đạo các Khoa tham dự buổi lễ )

(Một số tiết mục văn nghệ, trò chơi trong chương trình)

(Điệu múa truyền thống của CHDCND Lào)

(Sinh viên Việt Nam và sinh viên Lào giao lưu trong điệu múa sạp)

(Sinh viên tham gia trò chơi tại buổi lễ)

Tin bài và ảnh: TS. Hoàng Thị Lệ Thương – Khoa Khoa học cơ bản.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trung học cơ sở (THCS hay cấp 2) là một bậc học trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam, sau Tiểu học (cấp 1) và trước Trung học phổ thông (cấp 3). Trung học cơ sở kéo dài 4 năm (từ lớp 6 đến lớp 9). Độ tuổi học sinh ở trường trung học cơ sở là từ 11 tuổi đến 15 tuổi. Sau khi học hết bậc Trung học cơ sở, học sinh sẽ được xét công nhận tốt nghiệp Trung học cơ sở.

Trường Trung học cơ sở được bố trí tại từng xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn có một số xã không có trường Trung học cơ sở. Đó thường là các xã ở vùng sâu, vùng xa hoặc hải đảo. Theo quy định trong Luật Ngân sách Nhà nước, đầu tư xây dựng trường Trung học cơ sở cũng như trường Tiểu học thuộc trách nhiệm của chính quyền cấp quận, huyện.

Ngày 15 tháng 9 năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT[1] về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học chính thức có hiệu lực từ 01/11/2020. Trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.