Giáo Sư Toán Học Giỏi Nhất Việt Nam
Hội đồng Giáo sư nhà nước vừa công bố danh sách 588 ứng viên đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2023 (không tính các ứng viên ngành an ninh và quân sự). Trong đó, ngành toán học có 2 người đạt chuẩn giáo sư là bà Tạ Thị Hoài An và ông Đoàn Thái Sơn, cùng công tác tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Bà đã dũng cảm tự mình đến gặp Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, đề xuất việc mở một trường ĐH mà không cần nguồn tài trợ từ Nhà nước
Học phí ban đầu chỉ là 10 cân gạo. Nhà trường không thể thu học phí cao hơn vì lo sợ rằng học phí đắt sẽ ngăn cản sinh viên khó khăn tiếp cận với giáo dục. Do đó, trong giai đoạn đầu, trường hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn tài chính từ bà Sính cùng với sự quyên góp từ Pháp.
Năm 1994, khi tiến hành tổng kết mô hình thí điểm của trường ĐH dân lập, ĐH Thăng Long đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao về mặt học thuật. Tuy nhiên, về mặt tài chính, mô hình này không thể tồn tại lâu dài nếu chỉ dựa vào tiền quyên góp để trả lương cho giảng viên. Dù vậy, các vấn đề về tài chính có thể được giải quyết dần, là cơ sở cho việc phát triển của các trường ĐH dân lập như hiện nay.
GS toán học đầu tiên của Việt Nam trên trang bìa Báo Phụ nữ Việt Nam
Sau khi hoàn thành luận án, bà Sính muốn sang Pháp ngay để bảo vệ. Tuy nhiên, nhiều người phản đối vì lo ngại rằng bà có thể không trở về nữa. Cho đến năm 1975, ý kiến phản đối vẫn còn, cho đến khi bà Hà Thị Quế, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vào thời điểm đó, đã thuyết phục và giúp bà thực hiện ước nguyện.
Trong tháng 5/1975, bà Sính đến Pháp để bảo vệ luận án Tiến sĩ của mình. Thông thường, các luận án được đánh máy và in thành sách. Người làm luận án thường nhận được sự hỗ trợ từ cơ quan trao học bổng hoặc từ trường đại học mà họ làm việc. Tuy nhiên, bà Sính không nhận được sự hỗ trợ từ bất kỳ tổ chức nào. Nhưng nhờ vào vị thế của GS Grothendieck, luận án viết tay của bà đã được chấp nhận. Đây là luận án Tiến sĩ viết tay duy nhất được bảo vệ tại Pháp và có thể là trên thế giới.
Người thành lập trường Đại học tư nhân đầu tiên của Việt Nam
Nhận được một lá thư từ GS Bùi Trọng Liễu gửi từ Pháp vào năm 1988, mời 5 nhà khoa học hợp tác thành lập một trường ĐH tư nhân, bà Sính đã nhen nhóm lòng khát khao xây dựng một ngôi trường nhằm khắc phục các hạn chế của các trường ĐH công lập trong bối cảnh thời điểm đó. “Tôi xin mở trường tư thục với hai lý do: giúp giảng viên bớt khổ, có thể sống bằng nghề của mình và thay đổi giáo trình giảng dạy, mang kiến thức du học nước ngoài truyền đạt tới các thế hệ sinh viên”, GS chia sẻ.
Bà đã dũng cảm tự mình đến gặp Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, đề xuất việc mở một trường ĐH mà không cần nguồn tài trợ từ Nhà nước và ông đã đồng ý. Khóa học đầu tiên của ĐH Thăng Long đã thu hút một số lượng sinh viên giỏi, những người chỉ thiếu 1 đến 2 điểm để được vào các trường ĐH danh tiếng như Bách Khoa, Sư phạm,...
Bà Hoàng Xuân Sính trong bức ảnh chụp cùng gia đình ở tuổi 90
Do truyền thống của gia đình tri thức, nên các con cháu của bà Sính đều chọn con đường giảng dạy và cống hiến cho sự phát triển của khoa học và giáo dục. Hiện nay, trong gia đình, ngoài bà Sính là GS, con dâu của bà là Trần Thị Ngọc Lan cũng là nữ PGS - TS đầu tiên trong lĩnh vực thanh nhạc, đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng cho ngành âm nhạc của đất nước. Mặc dù không có kiến thức chuyên sâu về âm nhạc, nhưng GS Sính luôn đánh giá cao tinh thần tự học và sự nghiên cứu không ngừng của bà Lan.
TPO - Thông tin từ gia đình ngày 27/8 cho biết, giáo sư Phan Ngọc, người dịch cuốn Chiến tranh và hòa bình (cùng với dịch giả Cao Xuân Hạo), nhà nghiên cứu nổi tiếng về truyện Kiều đã qua đời tối 26/8/2020, hưởng thọ 96 tuổi.
Giáo sư Phan Ngọc, nhà trí thức lớn của đất nước, ông sinh năm 1925 tại Yên Thành, Nghệ An trong một dòng họ có truyền thống khoa bảng, học thuật, cha của ông là thượng thư Phan Võ.
Giáo sư được đào tạo trong môi trường giáo dục của Pháp, nhưng sau đó ông theo kháng chiến. Lúc sinh thời ông chia sẻ với phóng viên rằng: "Ngoại ngữ của tôi chủ yếu là tự học mà có".
Giáo sư là một trong những người đặt nền móng cho ngành ngôn ngữ Việt Nam. Ông giảng dạy ngôn ngữ học tại Đại học Sư phạm Hà Nội từ những năm 1950.
Kiến thức của giáo sư Phan Ngọc rất đa dạng, thập niên 80 đến đầu những năm 90, ông là chuyên viên cao cấp tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Thời kỳ đổi mới, giáo sư Phan Ngọc được biết đến như một nhà văn hóa với tư tưởng mới mẻ. Các công trình của ông như Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều (1985), Văn hóa Việt Nam, cách tiếp cận mới (1994),.. được giới nghiên cứu, sinh viên rất yêu thích.
Giáo sư Phan Ngọc là người biết nhiều ngoại ngữ nhất Việt Nam trong thế kỷ 20. Ông thông thạo 5 ngoại ngữ La tinh, Trung Quốc, Pháp, Anh, Italia và có khả năng sử dụng nhuần nhuyễn tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Thái Lan và tiếng Campuchia.
Phan Ngọc dịch nhiều tác phẩm kinh điển như Thần thoại Hy Lạp; Chiến tranh và hòa bình (từ tiếng Nga), kịch Shakespeare (từ tiếng Anh), Sử ký Tư Mã Thiên và thơ Đỗ Phủ (từ chữ Hán), Triết học Hegel (từ tiếng Đức).
Chương trình Người đương thời, VTV3 từng làm chuyên đề về ông - người thông thạo nhiều ngoại ngữ nhất Việt Nam
Công trình nghiên cứu Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều và Văn hóa Việt Nam một cách tiếp cận mới của ông đã được trao Giải thưởng Nhà nước đợt đầu tiên (năm 2001).
Giáo sư Phan Ngọc đã ra đi ở tuổi 96, nhưng những công trình nghiên cứu hết sức công phu của ông, những đóng góp của ông với văn hóa Việt Nam sẽ còn mãi với thời gian.
Nữ Giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam
Bà Sính sinh năm 1933 tại làng Cót, Từ Liêm, Hà Nội (hiện là phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy). Sau khi tốt nghiệp bằng Tú tài 1 tại Trường THPT Chu Văn An, bà sang Pháp du học tại Đại học Toulouse.
Trở thành Thạc sĩ ở Pháp là một việc vô cùng khó khăn nhưng bà đã làm được ở tuổi 26. Mặc dù có cơ hội phát triển sự nghiệp ở Pháp, bà vẫn tự nguyện rời bỏ cuộc sống ở phương Tây để quay về quê hương, ngay trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ đang diễn ra khốc liệt.
Trở thành Thạc sĩ ở Pháp là một việc vô cùng khó khăn nhưng bà đã làm được ở tuổi 26
Năm 1960, bà trở về Việt Nam và chọn làm việc tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Khi đó, số lượng các nhà toán học có bằng Tiến sĩ tại Việt Nam "có thể đếm trên đầu ngón tay". Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chỉ có một Tiến sĩ duy nhất là GS Nguyễn Cảnh Toàn.
Là giảng viên, bà Sính nghĩ bắt buộc phải gắn giảng dạy với nghiên cứu. Coi việc học Tiến sĩ chỉ là một phần của quá trình "tập dượt nghiên cứu", bà vẫn phải tiếp tục học hỏi nhiều vì cho rằng kiến thức mà bà tích lũy được trong 6 năm học ngành toán không đủ để hoàn thiện nghiên cứu. Bà đã tự mày mò học hỏi một cách độc lập, đối mặt với "4 không": không có môi trường khoa học, không có người hướng dẫn, không có tài liệu và không có cộng đồng nghiên cứu toán học để trao đổi và thảo luận.
Năm 1967, khi "thiên tài toán học thế kỷ 20" Alexander Grothendieck (người Pháp) đến Việt Nam để dạy học trong 3 tuần, bà Sính đã tìm gặp ông và xin ông hướng dẫn cho mình làm luận án Tiến sĩ và GS Grothendieck đã đồng ý.