Đánh Cờ Vua Online Với Bạn
Ngay từ nhỏ, cô Ánh Thi đã tham gia thi đấu rất nhiều các giải đấu lớn nhỏ với rất nhiều bộ huy chương. Số lượng huy chương có thể lấp đầy cả một căn phòng. Cô có chuyên môn rất cao trong đội ngũ giáo viên tại Cờ vua Sài Gòn. Bản thân cô cũng tham gia vào quá trình giảng dạy bộ môn cờ từ rất sớm nên kinh nghiệm của cô rất dày dặn. Các học viên đều hứng thú và yêu thích khi học với cô. Dưới đây là bảng thành tích “khủng” của cô Bùi Ngọc Ánh Thi.
Video Lê Quang Liêm đánh bại Vua cờ Magnus Carlsen (Oslo Esports Cup 2022)
Một hoạt động ngoại khóa sắp xếp học sinh lớn kèm học sinh nhỏ để xóa bỏ sự khác biệt, khích lệ sự giúp đỡ - Ảnh: NGA LINH
Liên quan tới vụ nữ sinh bị đánh hội đồng ở Hưng Yên, các ý kiến cho rằng xử lý nghiêm những người có liên quan là cần thiết, nhưng việc quan trọng là tìm giải pháp nào để không còn những vụ tương tự xảy ra.
TS Nguyễn Tùng Lâm (chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội):
Phạt nặng song song trị liệu tâm lý cho học sinh bạo hành
Qua sự việc ở Hưng Yên, có thể thấy những học sinh đánh bạn không hiểu biết pháp luật, không ý thức được về việc làm sai và phải chịu trách nhiệm về việc làm sai của mình như thế nào.
Các em đánh bạn và có thể là cả những em chứng kiến, quay clip đều tưởng rằng việc đó là bình thường, mà không lường được hết hậu quả xảy ra với bạn và với mình.
Lâu nay chúng ta mới nói đến kỹ năng nhưng chưa nói đến giá trị sống. Học sinh lớp 9 nhưng chưa nhận ra được các giá trị về đạo đức, lòng yêu thương, sự tôn trọng, như thế là không được.
Vì vậy, sau sự việc ở Hưng Yên và những vụ bạo lực học đường gần đây, không chỉ nhà trường nơi xảy ra bạo hành mà các trường học khác đều cần phải xem lại tất cả chương trình giáo dục đã hiệu quả hay chưa.
Trong các nhà trường phổ thông, thầy, cô giáo không chỉ là người dạy kiến thức văn hóa mà cần là những nhà giáo dục. Để được như vậy, giáo viên phải được trang bị kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi, các nhà trường phải đề cao công tác chủ nhiệm để giáo viên chủ nhiệm sát sao, nắm bắt những biểu hiện khác lạ của học sinh và kịp thời can thiệp, chấn chỉnh.
Sự việc ở Hưng Yên xảy ra ngay trong lớp học, trước sự chứng kiến của nhiều học sinh nhưng phản ứng của giáo viên chủ nhiệm, ban giám hiệu chậm, chưa kể có việc làm giảm nhẹ sự việc xảy ra. Cách xử lý không thấu đáo, không sáng suốt sẽ tiếp tục dung túng những hành vi sai phạm sau này.
Theo tôi, vẫn cần có hình thức xử phạt nặng đối với hành vi đánh đập bạn để cảnh báo cho các học sinh khác biết suy nghĩ khi hành động và biết chịu trách nhiệm, trả giá cho hành động đó.
Ngoài việc gia đình phải chịu phạt hành chính, bồi thường cho người bị hại, nên có hình thức để học sinh phải lao động công ích, hoặc một hình thức nào khác để học sinh đền bù cho việc làm sai trái bằng hành động thiết thực chứ không phải lời xin lỗi suông, còn người lớn thì đứng ra xin, bao che cho học sinh.
Bên cạnh đó, những học sinh đánh bạn cũng cần được "trị liệu". Những đứa trẻ vấp ngã phải được trị liệu để hiểu ra sai trái và thay đổi.
Bộ GD-ĐT lâu nay có nhiều giải pháp chống bạo lực học đường nhưng vẫn nhiều vụ bạo lực xảy ra, chứng tỏ giải pháp đó chưa hiệu quả.
Cô Đỗ Thị Tuyết Nga (nguyên hiệu trưởng Trường THCS Đông Thái):
Là một hiệu trưởng, bất kể xảy ra việc gì với giáo viên hay học sinh trong trường, hiệu trưởng đều phải biết rõ. Để làm được điều này, hiệu trưởng phải có kế hoạch chỉ đạo, điều hành đội ngũ giáo viên, nhân viên và dưới nữa là đội ngũ cán bộ lớp tỉ mỉ, thận trọng và tận tâm. Trong đó chú trọng các phương pháp bảo vệ giáo viên và học sinh.
Nếu trong trường có học sinh bị bạo hành, điều đầu tiên hiệu trưởng phải quan tâm đến sự an toàn, sức khỏe thể chất và tâm lý của em học sinh bị bắt nạt, rồi mới đến việc giáo dục ý thức, suy nghĩ của những học sinh đánh bạn và các học sinh khác.
Cụ thể ngay khi biết sự việc, hiệu trưởng phải mời giáo viên chủ nhiệm, đại diện cha mẹ học sinh đến nhà thăm hỏi, tư vấn, hỗ trợ bước đầu cho học sinh bị đánh.
Trường hợp em học sinh ở Hưng Yên, thông tin cho hay em vốn hiền lành, nhút nhát, lại phải hứng chịu bạo lực tàn nhẫn nên tổn thương là rất nặng nề. Vì thế, nếu thấy cần thiết phải mời chuyên gia tâm lý giúp em ấy ổn định tâm lý.
Tiếp đến, ban giám hiệu phải mời 5 em học sinh cùng gia đình, đại diện an ninh xã, đại diện hội cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm, đại diện phòng giáo dục, cán bộ lớp và một số học sinh chứng kiến sự việc trao đổi.
Những em tham gia đánh bạn và những em chứng kiến phải tường trình, lập biên bản. Hiệu trưởng phải là người lắng nghe kỹ, nắm rõ từng chi tiết sự việc, phân tích đúng, sai một cách nghiêm khắc, công minh và dựa trên các ý kiến góp ý mà quyết định hướng xử lý sai phạm.
Hiệu trưởng phải thành lập hội đồng kỷ luật ngay sau đó, có quyết định kỷ luật đối với học sinh, những người liên quan. Sự việc phải trở thành bài học để giáo viên chủ nhiệm trao đổi, thông tin đến từng học sinh để các em hiểu rằng không được bạo hành, làm tổn thương thân thể, tinh thần người khác.
Đặc biệt, không chỉ em học sinh bị hại mà cả 5 học sinh đánh bạn cũng cần hỗ trợ tâm lý để điều chỉnh tính cách, giúp các em thực sự hiểu hành vi sai trái của mình tác hại như thế nào, chứ không chỉ qua lời xin lỗi mang tính hình thức.
Việc xử phạt là cần và cần làm ngay, nhưng việc giáo dục học sinh để các em thực sự hối lỗi thì cần một quá trình sát sao của hiệu trưởng nói riêng và các thầy, cô giáo cùng gia đình nói chung.
Dấu hiệu con bạn có thể là người gây bạo lực
- Lập các băng nhóm đánh nhau, có thái độ hung hăng, lăng mạ, chửi bậy người xung quanh.
- Tỏ thái độ muốn gây dựng độ nổi tiếng và sức ảnh hưởng của mình trước bạn bè.
- Có những hành vi kỷ luật hà khắc đối với những đứa trẻ khác.
- Xuất hiện tiền và đồ vật mới không rõ nguồn gốc.
- Chối bỏ trách nhiệm với những hậu quả mình gây ra.