Căng Thẳng Đài Loan Trung Quốc
45 máy bay quân sự Trung Quốc áp sát Đài Loan, trong đó 25 chiếc vượt đường trung tuyến trên eo biển, trong đợt diễn tập lớn quanh hòn đảo.
Siêu bão với sức gió lên tới 227km/h
Trạng thái của bão đã được nâng cấp lên thành siêu bão, với sức gió lên tới 227km/h.
Tại thành phố Cao Hùng ở phía Nam Đài Loan, một người đã thiệt mạng do bị cây đổ đè lên. Ngoài ra 58 người khác bị thương.
"24 giờ tới sẽ là một thách thức rất lớn", người đứng đầu chính quyền Đài Loan Trác Vinh Thái phát biểu tại một cuộc họp khẩn cấp được truyền hình trực tiếp.
Tại huyện Yilan, nơi bão sẽ đổ bộ đầu tiên, gió và mưa ngày càng mạnh, khiến các quán ăn phải đóng cửa và hầu hết các con đường trở nên vắng vẻ.
"Đây có thể là cơn bão lớn nhất trong những năm gần đây", thuyền trưởng Hung Chun nói với Hãng tin Reuters, đồng thời cho biết cảng Suao của Yilan đang chật kín tàu thuyền tìm nơi trú ẩn.
Các công ty và trường học đã đóng cửa trên toàn Đài Loan. Ở Đài Bắc, các đường phố gần như vắng bóng người.
Chính quyền cho biết hơn 4.000 người đã được sơ tán khỏi các khu vực núi rừng thưa thớt dân cư có nguy cơ cao xảy ra lở đất do mưa lớn.
Hầu hết các chuyến bay nội địa đã bị hủy, cùng với 227 chuyến bay quốc tế, theo Bộ Giao thông vận tải. Tất cả các hoạt động đường sắt sẽ dừng lại từ giữa trưa 24-7, ngoại trừ một số chuyến tàu cao tốc giữa Bắc và Nam Đài Loan vẫn tiếp tục hoạt động.
Tuy nhiên TSMC - nhà sản xuất chip hợp đồng lớn nhất thế giới và là nhà cung cấp chính cho Apple - cho biết nhà máy của họ dự kiến sẽ duy trì sản xuất bình thường trong cơn bão, sau khi kích hoạt các biện pháp chuẩn bị thông thường.
Cơn bão dự kiến sẽ trút lượng mưa lên tới 1.800mm tại một số huyện miền núi ở Trung và Nam Đài Loan. Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết đã yêu cầu 29.000 binh sĩ trong trạng thái sẵn sàng cứu trợ thảm họa.
Mặc dù bão có thể gây thiệt hại lớn, nhưng nó cũng có thể giúp Đài Loan bổ sung nước cho các hồ chứa sau khô hạn, đặc biệt là ở phía Nam.
Trung Quốc nâng cảnh báo lên mức cao nhất
Tân Hoa Xã đưa tin Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc (NMC) ngày 24-7 đã nâng mức báo động đối với bão Gaemi lên thành báo động đỏ, mức cao nhất của nước này. Đây là báo động đỏ do bão đầu tiên ở Trung Quốc trong năm nay.
Tỉnh Phúc Kiến cũng đã nâng cấp mức ứng phó khẩn cấp với bão từ Cấp III lên Cấp II.
Sau khi vượt qua eo biển Đài Loan, bão Gaemi có khả năng sẽ đổ bộ tỉnh Phúc Kiến vào chiều 25-7. Mặc dù được dự đoán sẽ suy yếu khi đến Trung Quốc, cơn bão vẫn sẽ di chuyển với sức gió từ 145 - 160km/h.
Dự kiến sức gió mạnh nhất sẽ xảy ra ở các khu vực ven biển của tỉnh Phúc Kiến. Mưa lớn sẽ tiếp tục sẽ lan rộng khắp tỉnh, cùng với đó là các tỉnh phía nam Chiết Giang và Giang Tây cũng sẽ chịu ảnh hưởng trong suốt tuần.
Đến cuối tuần, bão Gaemi có khả năng sẽ gây ra mưa lớn ở xa hơn về phía bắc, vào các khu vực như tỉnh Sơn Tây và Hà Bắc, những nơi vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt trong những ngày gần đây.
Tại Philippines, đường phố biến thành sông khi bão Gaemi quét qua. Mưa không ngớt ở phía bắc Philippines hôm nay gây ngập lụt tại Manila và sạt lở đất tại khu vực miền núi phía bắc.
Xe ba gác chở nhiều người băng qua một con phố bị ngập ở Manila do bão Gaemi - Ảnh: GETTY IMAGES
Myanmar: Nhiều trường học đóng cửa do nước sông tràn bờ
Ngày 24-7, hơn 60 trường học ở các thị trấn Yekyi và Thabaung, vùng châu thổ Ayeyarwady của Myanmar, đã phải đóng cửa do nước sông tràn bờ.
TTXVN dẫn truyền thông địa phương cho biết trong số này có 36 trường phổ thông cơ sở ở thị trấn Yekyi và 25 trường tại thị trấn Thabaung, hầu hết đều đã đóng cửa từ ngày 22-7 do sông Ngawun chảy qua cả hai thị trấn này đã tràn bờ.
Giới chức thị trấn Thabaung cho biết 21 trường phổ thông cơ sở ở thị trấn này đã đóng cửa từ ngày 22-7, và 4 trường khác đóng cửa từ ngày 23-7. Quyết định đóng cửa sẽ có hiệu lực đến ngày 26-7, các buổi nghỉ học sẽ được bù vào các ngày chủ nhật tới.
Cục Khí thượng thủy văn Myanmar cho biết nước sông Ngawun ở thị trấn Thabaung ngày 24-7 cao hơn mức cảnh báo 0,3m. Cơ quan trên khuyến nghị người dân sống gần các con sông và các khu vực đất thấp trong thị trấn nên sơ tán hay có các biện pháp đề phòng.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc bày tỏ hi vọng Tokyo sẽ cùng Bắc Kinh tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau theo hướng đúng đắn, giải quyết những bất đồng theo hướng xây dựng, duy trì nền tảng chính trị trong quan hệ song phương. Ông Tập Cận Bình cho rằng Trung Quốc và Nhật Bản với tư cách là nền kinh tế lớn thứ 2 và thứ 4 của thế giới, cần phải bảo vệ hệ thống thương mại tự do toàn cầu cũng như chuỗi sản xuất và cung ứng ổn định và không bị cản trở.
Về phần mình, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba tuyên bố Tokyo và Bắc Kinh nên cùng nhau hợp tác để thúc đẩy toàn diện mối quan hệ chiến lược cùng có lợi, xây dựng quan hệ song phương mang tính xây dựng và ổn định.
Quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản thời gian gần đây có dấu hiệu cải thiện sau những bất đồng liên quan đến vấn đề lịch sử, tranh chấp lãnh thổ hay việc Nhật Bản xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý ra biển. Mới đây nhất, hồi tháng 9, Trung Quốc tuyên bố dần nối lại hoạt động nhập khẩu hải sản của Nhật Bản mà Bắc Kinh áp đặt lệnh cấm từ năm ngoái do lo ngại vấn đề an toàn.