Nguồn gốc gây ô nhiễm nước có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo:

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là gì?

* Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước

- Chất thải công nghiệp: Trong quá trình sản xuất, các nhà máy không ngừng xả chất thải ra môi trường. Để tiết kiệm chi phí xử lý chất thải, một số doanh nghiệp đã xả thẳng chất thải xuống sông, hồ gây ô nhiễm

- Chất thải sinh hoạt: Rác thải từ sinh hoạt trong đời sống của con người, bao ni lông vứt xuống sông, biển hay cống dẫn đến ô nhiễm nước, làm nước bốc mùi hôi thối và làm chết sinh vật sống dưới nước.

- Hoạt động nông nghiệp: Người nông dân thường sử dụng các loại thuốc trừ sâu, phân bón,…để bảo vệ và gia tăng năng suất cây trồng. Các chất độc này sẽ đi theo nước tưới, ngấm xuống mạch nước ngầm hoặc chảy ra ao, hồ, gây ô nhiễm nguồn nước.

* Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất

- Hoạt động công nghiệp: Việc khai thác quặng, luyện kim, dệt,…thải ra chì, thủy ngân và nhiều kim loại độc hại khác lấy đi các chất ở trong đất, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính chất của đất.

- Hoạt động nông nghiệp: Các loại hóa chất dùng trong nông nghiệp ngấm xuống đất cũng gây ô nhiễm môi trường đất.

- Chất thải từ sinh hoạt: Rác, chất thải sinh cũng là một tác nhân gây ô nhiễm đất.

* Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí

- Chất thải công nghiệp: Các ngành công nghiệp sản xuất hóa chất, luyện kim,…được xem là nguyên nhân khiến lượng khí thải nhà kính tăng chóng mặt. Quá trình sản xuất điện cũng thải ra lượng lớn khí CO2 độc hại.

- Hoạt động sinh hoạt của con người: Việc sử dụng các loại phương tiện giao thông, các thiết bị gia dụng như máy lạnh, tủ lạnh,…xả không ít khí thải độc hại ra môi trường nhưu CO2, CFC,…

Tiến hành xử lý nguồn nước thải

Việc xả nước thải sinh hoạt cũng như công nghiệp trực tiếp ra môi trường nước diễn ra nhiều và hiện chưa được xử lý triệt để. Việc này cần được sự tuyên truyền kiến thức bảo vệ môi trường và xử phạt triệt để đối với cá nhân sai phạm. Bên cạnh đó, cùng nhà nước chung tay dọn rác thải sông ngòi và xử lý nguồn nước bẩn đúng cách.

Nâng cao sự tự giác và ý thức của người dân

Hiện tại có rất nhiều rác thải sinh hoạt được xả xuống sông, suối,.... việc nâng cao ý thức cho người dân là việc kiên quyết phải làm đầu tiên trong quá trình giảm ô nhiễm nguồn nước.

Tăng cường các chương trình tuyên truyền, giáo dục, tạo lối sống xanh lành mạnh,sử dụng những sản phẩm có thể tái chế được, dọn vệ sinh và bảo vệ môi trường nước sẽ góp phần giúp cho môi trường nước ngày càng sạch.

Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam

Cùng với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế trong các ngành nông nghiệp và công nghiệp thì việc ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam cũng ngày càng nghiêm trọng. Sự ô nhiễm đến từ những chất thải công nghiệp, nông nghiệp, cũng như rác thải sinh hoạt.

Tình trạng ô nhiễm môi trường nước diễn ra nặng nề nhất ở các thành phố lớn và khu công nghiệp. Dẫn chứng thực tế về tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở 2 thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì:

Tính riêng ở Hà Nội đã có 350.000 - 400.000 m3 lượng nước thải và 1.000 m3 rác thải bị thải trực tiếp ra sông ngòi hàng ngày và chỉ có 10% trong số đó đã qua xử lý.

Còn ở Thành phố Hồ Chí Minh đơn cử như khu công nghiệp Thành Lương mỗi ngày có đến 500.000 m3 nước thải được thải ra.

Theo thống kê của Viện Y học Lao động và Vệ sinh môi trường những năm gần đây thì có đến 17 triệu người sống tại Việt Nam đang sử dụng nguồn nước không an toàn chưa được xử lý như nước mưa, nước ngầm,...

Mỗi năm nước ta có đến gần 9.000 người từ vong  và khoảng 20.000 người phát hiện mắc bệnh ung thư mà nguyên nhân chính là do ô nhiễm nguồn nước gây ra. Có đến 21% người dân Việt Nam đang phải dùng nguồn nước nhiễm Asen một hoạt chất có thể gây ung thư đây là thực trạng đáng lo ngại.

Tiến hành phân loại xử lý rác thải

Việc xử lý rác thải không đúng cách gây ảnh hưởng vô cùng nguyên trọng đến môi trường. Chúng ta nên xả rác đúng nơi quy định, phân loại rác thành 3 loại chính: rác hữu cơ, rác tái chế và rác thải khác sẽ góp phần to lớn trong việc xử lý rác thải được nhanh chóng hơn.

Ô nhiễm do sự đô thị hóa nhanh

Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng gắn liền với đó là sự xuất hiện của những tòa nhà cao tầng, chung cư, xí nghiệp...thay thế cho môi trường tự nhiên, dẫn đến sự mất cân bằng tự nhiên một cách nghiêm trọng.

Việc đô thị hóa là điều vô cùng tốt với kinh tế, nhưng con người cũng cần phát triển nhanh chóng và có ý thức hơn như quá trình phát triển của đô thị. Vấn đề sử dụng những rác thải khó phân hủy và xả thải bừa bãi nên được thay đổi để trở thành một cộng đồng người văn minh hơn.

Ô nhiễm do những rác thải và nước thải sinh hoạt

Vấn nạn về việc xả rác thải khó phân hủy như nhựa, nilon,... dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Việc những loại rác khó phân hủy được thải ra ngày càng nhiều là do lối sinh hoạt đã quen sử dụng nhựa và túi nilon của người dân hiện nay.

Bên cạnh những rác sinh hoạt thì nước thải từ những nhu cầu sinh hoạt thường ngày của các hộ gia đình, khu dân cư, khách sạn,... khi không được xử lý hoặc thải trực tiếp cũng sẽ gây ra ô nhiễm môi trường nước.

Ô nhiễm từ việc sản xuất trong công nghiệp

Ô nhiễm nguồn nước do hoạt động sản xuất công nghiệp được xem là nguyên nhân điển hình gây ra ô nhiễm. Thực tế, những hoạt động công nghiệp hiện nay phần lớn đều vẫn đang xả nước thải trực tiếp ra sông, hồ,....

Những doanh nghiệp, xí nghiệp hiện nay vẫn còn ý thức rất kém chưa thật sự chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân. Cho nên, việc ô nhiễm nguồn nước từ sản xuất công nghiệp là điều không tránh khỏi.

Hành vi nào bị nghiêm cấm để tránh gây ô nhiễm môi trường?

Để môi trường sống xung quanh chúng ta tránh bị ô nhiễm, Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường đã liệt kê các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo môi trường như sau:

- Vận chuyển, chôn, lấp, đồ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định pháp luật

- Xả nước thải, khí thải chưa được xử lý đạt chuẩn kỹ thuật ra môi trường.

- Phát tán, thải chất độc hại, vi rút lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên ra ngoài môi trường.

- Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức chuẩn cho phép; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.

- Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đảm bảo điều kiện.

- Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.

- Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế.

- Không thực hiện các công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường.

- Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường gây hậu quả xấu.

- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa chất độc hại vượt chuẩn.

- Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn.

Chất gây ô nhiễm môi trường là gì? Phân loại thế nào?

Theo khoản 15 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, chất ô nhiễm môi trường là những chất hóa học hoặc các tác nhân vật lý, sinh học mà khi xuất hiện trong môi trường vượt mức cho phép sẽ gây ô nhiễm.

Trong đó, chất ô nhiễm được chia thành chất ô nhiêm khó phân hủy và chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.

- Chất ô nhiễm khó phân hủy: Chất ô nhiễm có độc tính cao và khó phân hủy. Chất này có khả năng tích lũy sinh học và lan truyền trong môi trường, tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người.

- Chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy: Chất ô nhiễm khó phân hủy là chất được quy định trong Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.