Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng BS. Nguyễn Hải Hà - Trưởng Đơn nguyên vắc xin – Khoa Ngoại trú Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Thời gian ủ bệnh Viêm não Nhật Bản

Triệu chứng của Viêm não Nhật Bản

Thời gian ủ bệnh viêm não Nhật Bản khoảng từ 5 - 14 ngày, trung bình là 1 tuần. Trong thời gian này, người bệnh thường không có biểu hiện triệu chứng.

Như vậy, Trong thời gian ủ bệnh viêm não Nhật Bản không có biểu hiện triệu chứng bệnh. Hiện tại chưa có phương pháp điều trị viêm não Nhật Bản đặc hiệu, do đó tiêm vắc xin phòng bệnh và diệt muỗi xung quanh môi trường sống là biện pháp phòng ngừa viêm não Nhật Bản hiệu quả nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chào bác sĩ, em bị chó cắn thì nên đi chích ngừa dại trong khoảng thời gian bao lâu là tối thiểu nhất ạ?

Chó nhà em nay được 12 kg, mà em bị nó cắn nên không biết có cần tiêm dại không ạ. Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ cho em hỏi, em mới bị chó cắn, bị xước 1 ít da, em đã rửa nước xà phòng ngay, và ra hiệu thuốc mua nước sát khuẩn, và con chó nó cắn em là chó đẻ, mới bị bán con nhỏ ạ. Mong bác sĩ tư vấn. Xin cảm ơn.

Chào bạn, cảm ơn vì bạn đã đặt câu hỏi. Với câu hỏi của bạn tôi xin trả lời như sau: Nếu bị chó cắn cần phải xử trí vết thương ngay, sau đó đi tiêm vắc-xin càng sớm càng tốt. Vết thương có thể rửa xối dưới vòi nước sạch 15 phút, rửa với chất sát khuẩn thông thường như xà phòng, sữa tắm..., sau đó sát khuẩn bằng cồn 70 độ hoặc cồn I-ốt, Betadin.

Nếu tiêm phòng trong vòng 6 giờ được gọi là tiêm phòng sớm, tiêm sau 6 giờ là tiêm phòng muộn. Tùy theo vết thương có hay không chảy máu, tổn thương của vết thương, vị trí vết thương gần hay xa thần kinh trung ương, tình trạng của súc vật cắn mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phác đồ tiêm vắc-xin phòng dại, vắc-xin phòng uốn ván, huyết thanh kháng dại phù hợp nhất.

Không có khoảng thời gian bao lâu là tối thiểu nhưng tiêm càng muộn thì càng có khả năng không bảo vệ được cơ thể nếu chẳng may chó bị dại vì virus dại đã xâm nhập vào thần kinh trung ương.

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hải Hà - Trưởng Đơn nguyên vắc xin – Khoa Ngoại trú Nhi

Đặc điểm bệnh viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền theo đường máu, gây nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương ở người lớn và trẻ em do virus viêm não Nhật Bản thuộc nhóm B họ Togaviridae, giống Flavivirus gây ra. Virus viêm não Nhật Bản là loại virus không chịu nhiệt, bất hoạt ở nhiệt độ 56 độ C trong 30 phút và 2 phút ở nhiệt độ 100 độ C. Virus có thể tồn tại trong thời gian lên đến vài năm ở trạng thái đông lạnh.

Các nguồn lây bệnh viêm não Nhật Bản chủ yếu là các loài chim hoang dã và gia súc như lợn, trâu, bò, ngựa.

Đường lây: qua trung gian truyền bệnh là muỗi Culex. Muỗi sẽ bị nhiễm virus gây bệnh viêm não Nhật Bản sau khi hút máu từ các loài động vật bị bệnh, sau đó truyền sang người thông qua vết muỗi đốt. Muỗi Culex sinh sản mạnh vào mùa hè nên bệnh Viêm Não Nhật Bản thường bùng phát vào mùa hè, nhất là từ tháng 5 - 7.