%PDF-1.5 %âãÏÓ 9 0 obj [/View /Design] endobj 10 0 obj << /CreatorInfo << /Creator (Adobe Illustrator 24.0) /Subtype /Artwork >> >> endobj 8 0 obj << /Intent 9 0 R /Name (Layer 1) /Type /OCG /Usage 10 0 R >> endobj 11 0 obj << /AIS false /BM /Normal /CA 1 /OP false /OPM 1 /SA true /SMask /None /Type /ExtGState /ca 1 /op false >> endobj 13 0 obj << /BitsPerComponent 8 /ColorSpace /DeviceCMYK /Height 1240 /Subtype /Image /Type /XObject /Width 1795 /Filter [/FlateDecode /DCTDecode] /DecodeParms [null << /Quality 60 >>] /Length 365907 >> stream xœì½T\İš&|N$¡n‚48!…)ÜC€ Á…„*¸ R¸÷àn Hpww-~¾Û==÷öÜé‘¿{¾��®õ,¨ZujÛkÏ»ÏŞûÜşº�¤€¸x÷ñpÜÇ»O@ğ€�ˆ–˜èñc"&JjZNn.Nv^ayqŞÒìZ’Ò¯•TÕTyÄußêªÉCU•o›Æ/lt©G€â#@ç ğ¸mh í//à_h÷Ğ10±°q» ò!p ı:&&Æİ·Şwß�0ÓqKbAßb?u ñøE¦ãĞ¿,m!VŞgà5vôÇÅ{BBJFÎøŒ‰™…•�ÿ…€ �°Ô+ˆ´Œ¬œ¼šº†¦–¶�®‰é;3sK+'gW7wÏ€��Ÿ‚>ã¢cbãâ¿&$"22³²sróòËÊ+*«ªkjëZÛÚ;:»º{zGF‘cã¿~O.,.-¯¬®­olŸœ��_\ŞNR€" ( 8Š¹ ØĞ_M¸h×Á3…$(É'M»Z_GÆòë! èâÿøNøf{h¿b ¤œôÍõÑ6%ãR>XKGDó&1]ÃúÇ`Âo.6o�³áÌ>�2Ø�Ìõ µsÓÑØ-°—!ˈFy‚W-�²n�”’[À›œy€ú}êÑğ-À+óíùõ ìj}XÚâÈôîëğ‹DÑ ØZÁ-0' w„÷�ê_\¥¾Õ«»Ï«Û­,r•| BÄUX+Á™ÿ‰ÿ¿xug;ÎCØ’¨ÕaØò#kÔ ¨ÒªxøÏ×¼ÿËñZÌ:áÇ-ş»i�¿× |ø0õæH"©±ş×Èá°Y‡ÜÙÎŞ- ©‡¢¹»^¼•sü‡†¨şùêñ ÿ©áÿ©áÿ±ñŸşŸşÿ©áÿ©áÿ±ñ›†¿�{Ì8C�ùFÕò Â0ø˜ÁÜä'ó hd6ö›xÉãå—�Cyóš�%A¶hÅÚAg2ı°V¸bg^O¾XG¤™,üà#̃Zjs R5½s­«±käBaXMj뤵N¶�§=ƒóx[ş¸Ë#‡ÿÈ#•¯8ª¯¯:n�xÌ='y�WÄ·}8áŠ/:%�t;Î9Á± úP�/š5Ê'~¦4¯É³ÀAE¦=�³ôßÚ®Q|jèZ;'lßq§†›:Ë8�õúŒ´™c±�o<«³wCıŸ¶ùïÿ7Ù¦¬±ôTáC¦»Xò¤Hñ¹tÜÑ㾯ó'»sʈ¯JÖO,3¿�ɯ„7YmìU†›>úHÕ½é“ g�û;}WqĞ,z¾ZE‹Ş®ƒe©4�Ø”HÚüĞošƒNlŠ+có×Ú8÷Ú† µ�{½‹ù¡ßr3NE±!æ×ü³E÷Wøê9Áë}Ğ”Ã~XÇ aËtà«Õ(¸ÁßHQIwêç-°4vÌ¡ü«¯Á· ulBy�Âa©™õg÷?‚Ï°Gò7R n&³·@÷Ó‰›^«1ƒ?_Eş»¨ØxU›�0°×PϨ ì^�|¸ÖŸ.ÙmòS>ğºaÎçwN¸°ÿkßÔ"©eÔCu¾…İËíys¯#ú'�Œs(Ùò;uhœ±=�†ŸŒ7�åvÊYß7Ô—Ís¡§Ó0PK~Á=:RØg| WÒ,´Dv¯tûZ s6�£BV±x2O#)LØa¢¤Rv˜XBnmä»UÑ{¤ó?ÕŒÿÀÓÀƒKÿ�+·Øf±.‘àÆr#ÖAL»aÀN`Hoù#\~ÑÖDÛ–!˜Æ3ã!©Û*œUş§ò?âí–şÀÙµÏ ê¢X zD|¼h‰ò¬x%£

Đời sống sinh hoạt của người Hàn Quốc

Nhà truyền thống của người Hàn Quốc được gọi là Hanok (한옥). Đây là loại nhà được xây dựng với hình dáng và cấu tạo hài hòa với tự nhiên, sử dụng các nguyên vật liệu từ thiên nhiên như đất, đá, gỗ, bùn,… Đặc biệt, giấy truyền thống Hanji cũng được sử dụng để trang trí các cửa sổ và cửa chính của ngôi nhà.

Hanok thường được cấu tạo bởi gian nhà chính, gian nhà khách, gian nhà trong, các khu biệt lập và gian mở (nơi nghỉ ngơi, thư giãn). Ngoài ra, còn có nơi thờ cúng tổ tiên được xây phía sau và hồ nước ở trước nhà.

Điểm đặc biệt nhất trong các ngôi nhà Hanok chính là hệ thống sưởi Ondol dưới nền nhà. Với nguyên lý hoạt động mang tính khoa học và thực tế cao, Ondol giúp cho sàn nhà ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hạ. Khi đun nấu thức ăn, hơi ấm từ bếp lửa sẽ làm ấm toàn bộ nền nhà.

Người Hàn đã thiết kế để khói của bếp từ lò đun thoát ra, len lỏi khắp mọi nơi dưới nền nhà rồi mới ra ngoài theo đường ống khói. Hệ thống sưởi Ondol này đã ra đời từ thế kỷ thứ tư trước Công nguyên và vẫn tồn tại cho đến ngày nay.

Do sống trong các ngôi nhà Hanok nên người Hàn có văn hóa sinh hoạt không mang dép trong nhà và chủ yếu ngồi trực tiếp lên sàn nhà. Tuy nhiên, từ những năm cuối thập niên 1960, các tòa nhà căn hộ bắt đầu được xây dựng và ngày càng phát triển nhanh chóng. Các tòa nhà cao tầng mọc lên ngày càng nhiều, dẫn đến văn hóa nhà ở của Hàn Quốc cũng thay đổi dần theo thời gian.

Ngày nay, tại các thành phố lớn, người Hàn chủ yếu sinh sống trong các căn hộ, nhà riêng, nhà trọ, nhà kết hợp văn phòng, nhà một phòng,… với nhiều mức giá khác nhau tùy theo nhu cầu và điều kiện sống của mỗi người.

Trang phục truyền thống của người Hàn Quốc được gọi là Hanbok (한복 – Hàn phục). Hanbok là một phần của lịch sử Hàn Quốc và cũng là di sản văn hóa quốc gia được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Trong đời sống hiện đại, Hanbok là bộ trang phục trang trọng, đồng hành xuyên suốt các sự kiện quan trọng trong cuộc đời người Hàn từ những ngày mới ra đời cho đến khi trưởng thành như tiệc thôi nôi, tiệc sinh nhật, lễ trưởng thành, lễ kết hôn hay tiệc mừng thọ.

Ngoài ra, Hanbok còn được mặc trong các dịp lễ lớn như Tết âm lịch cổ truyền Seollal, Tết Đoan ngọ Dano, Tết Trung thu Chuseok.

Còn trong cuộc sống thường ngày, giới trẻ Hàn thường mặc trang phục đơn giản, các màu sắc nhẹ nhàng, không quá nổi bật và thu hút sự chú ý. Đặc biệt, với nữ, người Hàn thường quan niệm có thể mặc váy ngắn nhưng không thể mặc áo hở vai vì sẽ bị xem là “hở hang” và kém thanh lịch.

Nhờ lợi thế địa lý 3 mặt giáp biển và 70% diện tích là đồi núi, cùng với các dòng sông trải dài khắp lãnh thổ, văn hóa ẩm thực từng vùng miền, địa phương ở Hàn Quốc vô cùng phong phú và độc đáo.

Món ăn Hàn Quốc chủ đạo trên bàn ăn là cơm, kế đến là các món phổ biến khác như canh, các món mặn, trái cây, đồ tráng miệng (trái cây, bánh kẹo truyền thống) và tất nhiên không thể thiếu đi kim chi –  món ăn phụ được xem như là tinh hoa của ẩm thực Hàn Quốc.

Cơm: Là quốc gia từng trải qua cảnh đói nghèo nên Hàn Quốc đặc biệt xem trọng hạt gạo, họ quan niệm rằng “không gì quý hơn hạt gạo”. Thế nên, cơm cũng là món ăn cơ bản nhất đối với người Hàn, họ thường ăn cơm được nấu từ gạo tẻ. Ngoài ra, cũng có thể trộn gạo với các nguyên liệu khác như đậu, lúa mạch, ngô, khoai tây để tạo nên bữa cơm thơm ngon và nhiều dinh dưỡng.

Banchan (món ăn kèm): Ở Hàn Quốc có rất nhiều các món ăn kèm đa dạng. Cơm và canh thì được để trong bát riêng của từng người nhưng các món ăn kèm được để vào đĩa ở giữa bàn ăn để cùng ăn. Mỗi vùng lại có các loại rau và các nguyên liệu nấu nướng khác nhau nên số loại các món ăn kèm có thể lên tới cả hàng trăm món.

Đại đa số mọi người khi khám phá đất nước Hàn Quốc sẽ thắc mắc Hàn Quốc được mệnh danh là gì hay Hàn Quốc nổi tiếng về cái gì, thì câu trả lời là “Xứ sở kim chi” – một cụm từ thú vị gắn liền với văn hóa ẩm thực của quốc gia này. Hàn Quốc nổi tiếng với món kim chi và các món ăn cay.

Trong các loại banchan thì kim chi là món ăn được ưa chuộng nhất và từ lâu đã trở thành một biểu tượng nổi tiếng của người Hàn. Các loại kim chi được muối từ những nguyên liệu đa dạng như cải thảo, củ cải, dưa chuột, hành lá, v.v. Đặc biệt, vì người Hàn rất thích ăn cay nên họ thường trộn thêm ớt bột để tăng thêm vị cay cho món kim chi.

Việc muối kim chi của người Hàn phổ biến đến mức họ có hẳn một từ gọi là Kimjang để chỉ hoạt động này. Kimjang là hoạt động các thành viên trong gia đình và họ hàng, làng xóm cùng nhau muối một lượng lớn kim chi vào dịp cuối thu để chuẩn bị cho cả mùa đông.

Rượu: Hàn Quốc nổi tiếng với các loại rượu làm từ ngũ cốc lên men. Người Hàn cũng cho cả thảo dược và trái cây vào để làm tăng thêm hương vị của rượu. Một số loại rượu nổi tiếng ở Hàn Quốc có thể kể đến như Soju, Makgeolli, Baekju,…

Hàn Quốc là quốc gia tự do về tôn giáo và quyền tự do tôn giáo của người dân được bảo vệ bằng Hiến pháp. Trong lịch sử, phần lớn các tôn giáo ở Hàn Quốc đều lần lượt trải qua thời kỳ hưng thịnh và suy tàn khác nhau.

Đến ngày nay, các tôn giáo này được hoạt động tự do và tồn tại hài hòa trong xã hội hiện đại. Một số tôn giáo có số lượng tín đồ Hàn đông đảo có thể kể đến như Phật giáo, Tin Lành giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo, v.v.

Quá trình công nghiệp hóa thần tốc trong chỉ 20 năm đã mang đến cho Hàn Quốc nhiều thành tựu phát triển vượt bậc, nhưng mặt trái của nó là làm nảy sinh cảm giác bất an, cô độc trong tâm hồn người Hàn. Đó cũng là lý do chính khiến họ tìm đến với những ảnh hưởng của các hoạt động tôn giáo để nhận được sự an ủi, vỗ về trong cuộc sống.

Kỳ tích sông Hán – Sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Hàn Quốc

Là quốc gia gần như bị hủy hoại sau 3 năm Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953), Hàn Quốc đã có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế khiến cho cả thế giới phải kinh ngạc. Bằng những kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm từ những năm 1960 với những chiến lược kinh tế tập trung vào xuất khẩu, Hàn Quốc đạt đến sự tăng trưởng kinh tế được ví như “kỳ tích sông Hán”.

Hàn Quốc cũng xuất sắc vượt qua và nhanh chóng khôi phục nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997. Từ những thành tựu xuất sắc về kinh tế, Hàn Quốc được giới truyền thông gọi là một trong “bốn con rồng châu Á”  cùng với Đài Loan, Hồng Kông và Singapore.

Ban đầu, Hàn Quốc chủ yếu xuất khẩu các nguyên liệu thô hoặc sản phẩm công nghiệp nhẹ được sản xuất tại các nhà máy nhỏ. Đến những năm 1970, bằng cách đầu tư vào các cơ sở công nghiệp hóa học và công nghiệp nặng, Hàn Quốc đặt nền móng cho lĩnh vực xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nặng. Hiện tại, quốc gia này đang dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, tiêu biểu là chất bán dẫn.